Bệnh trẻ em

Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm không khí tăng cao, cùng với đó là môi trường ô nhiễm bởi khói bụi chính là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe sinh sôi, nảy nở. Ở trẻ em, do có sức đề kháng yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện nên cơ thể rất dễ mắc một số bệnh lý nguy hiểm. Chính vì thế, việc trang bị những kiến thức cơ bản đối với một số bệnh lý thường gặp về triệu chứng, dấu hiệu, cách điều trị bệnh và đặc biệt là chế độ chăm sóc trẻ phù hợp ở giai đoạn này là hết sức cần thiết. Nhận thấy tầm quan trọng này, eLib.VN đã tổng hợp một số bệnh lý phổ biến ở trẻ giúp các bậc phụ huynh phát hiện và điều trị bệnh kịp thời và hiệu quả. Mời các bạn tham khảo!

1. Một số bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh

1.1 Các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh

  • Sốt 38 – 39 độ
  • Mất nước xảy ra nếu các bé được cho ăn kém, sốt, môi trường quá nóng, hoặc đã nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài.
  • Tiêu chảy có máu trong phân (có thể xuất hiện màu đỏ tươi, hoặc nghiêm trọng hơn là màu đen), có hơn sáu lần đi phân lỏng một ngày.
  • Ói mửa thường xuyên có máu hoặc có màu xanh lục, hoặc bé ói nhiều đến mức mất nước
  • Khó thở với dấu hiệu khó thở, bao gồm:
  • Thở nhanh và nhiều hơn bình thường.
  • Mô giữa các xương sườn, phía trên xương cổ hoặc ở vùng bụng phía trên là bị co thắt
  • Em bé thở ra khò khè, miệng phải há ra như đang lẩm nhẩm gì đó.
  • Môi hoặc da có màu hơi xanh hoặc tái.
  • Mẩn đỏ, rỉ máu hoặc chảy máu ở rốn hoặc dương vật
  • Nhiễm trùng hô hấp với hiện tượng chảy nước mũi, sốt và bỏ bú trong một vài ngày, có thể ho kéo dài chừng 2 – 3 tuần.

1.2 Một số bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh

Vàng da

Bé sơ sinh vàng da là do tăng bilirubin gián tiếp rất hay gặp, chiếm 25 – 30% ở bé đủ tháng và đa số ở bé non tháng. Bệnh thường xảy ra trong tháng tuổi đầu tiên nhưng nguy hiểm nhất là trong 2 tuần đầu. Có 2 mức độ bệnh: vàng da sinh lý (mức độ nhẹ) và vàng da bệnh lý (mức độ nặng).

Bệnh vàng da ở bé nếu để quá một tuần sẽ nguy hiểm đến tính mạng bé, dễ gây ra các biến chứng do chất bilirubin tăng xâm nhập vào nhân xám não làm tổn thương não dẫn tới nguy cơ tàn tật, bại não ở bé. Do vậy, với vàng da sơ sinh nếu can thiệp trước khi tổn thương não thì bé sẽ hồi phục sức khỏe nhanh.

Viêm phổi

Đây là căn bệnh thường gặp ở bé em và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở bé nhỏ, đặc biệt là bé dưới 1 tuổi và bé sơ sinh dưới 1 tháng tuổi. Khi bị viêm phổi, bé bị viêm các phế quản nhỏ, các phế nang và các tổ chức xung quanh phế nang. Tổn thương viêm rải rác 2 phổi làm rối loạn trao đổi khí dễ gây suy hô hấp, ở bé sơ sinh bệnh hay tiến triển nặng, có thể gây tử vong.

Rôm sảy

Nổi những hạt nhỏ màu hồng, hơi cứng, đôi khi có nước thường thấy ở lưng, ngực, bắp tay, bắp chân ở các bé hay bị ra mồ hôi nhiều nhất là về mùa nắng nóng. Rôm sảy là hiện tượng tuyến mồ hôi bị đè ép, bít kín lại làm mồ hôi không thoát ra ngoài được.

Mụn sữa

Bệnh hiếm gặp ở trẻ vừa chào đời, nhưng sẽ xuất hiện vài tuần sau đó. Mụn nhỏ mọc nhiều ở má, trán, cằm và lưng, vùng da xung quanh tấy đỏ. Mụn tăng khi cơ thể bé nóng hoặc tiếp xúc với nước dãi, hóa chất;
Nguyên nhân của bệnh là do da trẻ mỏng và yếu, ảnh hưởng từ các hormone của mẹ hoặc hội chứng phì đại tuyến bã.

Tắc ruột

Tắc ruột là tình trạng tắc nghẽn làm thức ăn hoặc dịch đi qua ruột non hoặc ruột già (đại tràng) bị dừng lại. Nguyên nhân gây tắc ruột có thể bao gồm các dãy sợi của mô trong bụng bị dính sau khi phẫu thuật, viêm ruột (bệnh Crohn), viêm túi thừa, thoát vị và ung thư đại tràng.

Nếu không điều trị kịp thời, phần ruột bị tắc có thể chết, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, với việc chăm sóc y tế thích hợp, tắc ruột thường có thể được điều trị thành công.

Phình đại tràng

Phình đại tràng bẩm sinh là bệnh ảnh hưởng tới ruột già (đại tràng) và quá trình tống xuất phân. Bệnh lý này là bẩm sinh, hậu quả của việc thiếu các tế bào thần kinh trong cơ của ruột già ở trẻ, dẫn đến sự tắc nghẽn ở ruột già do sự chuyển động của cơ ruột quá kém.

Trẻ sơ sinh bị bệnh phình đại tràng bẩm sinh thường không có nhu động ruột sau khi sinh. Trong trường hợp nhẹ, tình trạng này có thể không được phát hiện cho đến khi trẻ lớn lên.

2. Một số bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ

2.1 Các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ nhỏ

  • Trẻ co giật: Nếu co giật do sốt được xem là co giật lành tính, thường là các cơn co giật ngắn, kéo dài khoảng 2 phút và tự động hết sau đó. Sau khi co giật, trẻ tỉnh táo bình thường và không để lại di chứng gì. Bên cạnh co giật do sốt, khoảng 20% trường hợp trẻ co giật không sốt, thường có liên quan đến các bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm khuẩn của hệ thần kinh trung ương. Nếu trẻ co giật do sốt thì bố mẹ cần ngay lập tức hạ sốt bằng thuốc đặt thuốc hậu môn, lau mình bằng nước ấm. Sau khi hạ sốt, nên cho trẻ nằm gối đầu cao và nghiêng qua một bên để nước bọt, dãi nhớt trong miệng trẻ chảy ra tránh tắc nghẽn đường thở, sau đó đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
  • Thở khác thường
  • Đi ngoài ra máu: trẻ đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như táo bón, nứt hậu môn, polyp đại tràng, sốt thương hàn, viêm ruột,...
  • Nôn nhiều
  • Trẻ rất khát nước: trẻ liên tục khát nước và đòi uống nước có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ bị mất nước
  • Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức: đây có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị mệt mỏi hoặc gặp các vấn đề sức khỏe như thiếu oxy, mất nước, nhiễm trùng,..
  • Trẻ sốt cao trên 39 độ: Trẻ em thường hay bị sốt do các bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn hoặc và khi mọc răng. Bố mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt và đưa trẻ đi khám nếu vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt. Nếu trẻ sốt và kèm theo xuất hiện các ban giống như vết bầm tím hoặc đốm nhỏ hình sao cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng não, viêm não do mô cầu. Bệnh này rất nguy hiểm đến tính mạng vì diễn biến nhanh và nặng.

2.2 Một số bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ

Tay chân miệng

Chân tay miệng là bệnh do hai con virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây nhiễm trùng. Hai con virus trên sống ở trong đường tiêu hóa. Chân tay miệng rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ vì hệ miễn dịch của trẻ chưa có khả năng chống virus. Thông qua việc giao tiếp thông thường với các trẻ bị chân tay miệng cũng có thể khiến trẻ mắc bệnh.

Trẻ nhỏ mắc bệnh chân tay miệng thường có các biểu hiện như sốt cao, chán ăn, đau bụng, ho, buồn nôn, loét miệng, trong khoang miệng xuất hiện những nốt đỏ. Mùa xuân, mùa hè, mùa thu là những mùa trẻ rất dễ mắc chân tay miệng. Không khí nóng ẩm là môi trường thích hợp cho các virus chân tay miệng phát triển.

Viêm thanh quản

Viêm thanh quản là bệnh phổ biến hay gặp vào thời điểm chuyển mùa từ mùa thu sang mùa đông. Nhiệt độ không khí thấp, đường hô hấp của trẻ ngắn và không có lông sưởi như ở người lớn, không khí đi vào hệ thống hô hấp không được làm ấm. Trẻ có nguy cơ bị nhiễm lạnh hệ thanh quản, vi khuẩn, virus cũng dễ dàng xâm nhập gây bệnh cho trẻ.

Hơn nữa trẻ nhỏ hiếu động, hay la hét dẫn đến tình trạng hộp thoại, dây thanh hoạt động quá mức, dễ bị kích ứng gây viêm, nhiễm trùng. Khi các dây thanh quản bị viêm, sưng làm hình dạng các dây bị biến đổi làm biến dạng âm thanh gây các biểu hiện ho, ho khan, khàn tiếng.

Viêm tai

Viêm tai ngoài là hiện tượng nhiễm trùng lớp da mỏng ở khoang tai (khoang tai được tính từ màng nhĩ đến bên ngoài tai), do vi khuẩn, nấm gây ra. Vi khuẩn, nấm ở trong môi trường nước đi vào tai khi cho trẻ bơi lội hoặc khi có dị vật trong tai hay trẻ mắc các bệnh về da cũng là thời điểm nhạy cảm cho vi khuẩn nấm phát triển trong tai.

Vi khuẩn, nấm gây ra viêm tai ngoài với các biểu hiện: đau, ngứa tai, xuất hiện mủ chảy trong tai ra, thính lực giảm.

Thủy đậu

Được xem là một trong các bệnh lây nhiễm thường gây ở trẻ vào giao mùa đông – xuân. Bệnh còn có tên khác là trái rạ do siêu vi Varicella zoster gây ra. Thời kì đầu ủ bệnh, trẻ sẽ có dấu hiệu như nhiễm siêu vi (sốt, uể oải, đau đầu, chán ăn…) từ 10 – 20 ngày. Sau đó, da trẻ sẽ có các nốt hồng khắp người. Các nốt này chứa bóng nước sẽ đục dần rồi vỡ ra, đóng vẩy. Bệnh dễ bị lây qua đường hô hấp và tiếp xúc thông qua dịch cơ thể.

Tiêu chảy

Đây là bệnh dễ gặp quanh năm. Khi bị tiêu chảy, trẻ hay đi ngoài liên tục, phân có dạng lỏng và mùi tanh do virut Rota gây nên. Bị tiêu chảy kéo dài sẽ khiến cơ thể trẻ bị mất nước và muối dẫn đến khô kiệt. Bệnh tiêu chảy không khó điều trị nhưng phụ huynh phải có kiến thức đầy đủ và biết cách chữa trị kịp thời thì mới bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho bé.

3. Những biện pháp giúp tăng sức đề kháng cho trẻ 

Cho trẻ uống đủ nước

Uống đủ nước là một trong những cách tăng sức đề kháng cho trẻ. Nước có tác dụng đưa bạch cầu đi khắp cơ thể, đồng thời đào thải những chất độc hại ra ngoài thông qua tuyến mồ hôi. Một lượng nước vừa đủ mỗi ngày sẽ giúp tăng cường trao đổi chất ở trẻ, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho tế bào. Vì vậy, ba mẹ cần tập cho trẻ thói quen uống đủ nước mỗi ngày. Lượng nước cần thiết cho trẻ phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng và cường độ hoạt động, vui chơi của từng bé.

Lượng nước uống trung bình mỗi ngày theo American dietary recommendations (Institute of Medicine, 2005) (giải thích: ví dụ trẻ 1-3 tuổi, trung bình mỗi ngày cần nhập vào 1300ml nước, trong đó 900ml là từ nước uống và 400ml còn lại là từ canh, trái cây…)

Bổ sung các chất tăng sức đề kháng cho trẻ vào thực đơn

Những thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày sẽ tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch của trẻ. Ba mẹ hãy bổ sung ngay những thực phẩm này vào khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng cho trẻ nhé!

  • Cá: ba mẹ nên bổ sung cá thường xuyên trong thực đơn hàng ngày của trẻ vì cá có chứa chất oxy hóa rất tốt cho hệ miễn dịch.
  • Các thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, gan động vật, thịt bò, các loại ngũ cốc,... không chỉ cung cấp đầy đủ chất kẽm cho cơ thể mà còn giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ chống lại những vi rút gây bệnh.
  • Khoai lang: loại củ này có chứa nhiều beta-carotene, vitamin C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn đồng thời giúp nhuận tràng, tránh táo bón ở trẻ.
  • Các loại trái cây chứa các chất tăng sức đề kháng cho trẻ: Chuối giàu vitamin B6, chất xơ tiêu hóa và kali; cam và quýt với lượng vitamin C dồi dào; nho chứa chất chống oxy hóa cao,... có tác động tích cực đến hệ miễn dịch.

Cho trẻ ăn một cách khoa học

Không những chú trọng đến việc cho trẻ ăn gì và ăn bao nhiêu, ba mẹ cũng cần quan tâm đến việc cho trẻ ăn thế nào là đúng cách. Ba mẹ cần tập cho trẻ ăn đúng giờ, đều đặn. Thay đổi thực đơn thường xuyên để tạo hứng thú và cảm giác ngon miệng cho bé. Một bữa ăn đảm bảo chất dinh dưỡng là phải có đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết, không nên chỉ tập trung vào một loại chất.

Cho trẻ ngủ đủ giấc

Một giấc ngủ sâu và đủ dài là rất cần thiết cho sự phát triển của bé, hỗ trợ làm tăng sức đề kháng cho trẻ; phát triển trí tuệ, chiều cao, cân nặng của trẻ; giúp trẻ có tinh thần thoải mái, chơi ngoan cả ngày. Vì vậy, ba mẹ cần đảm bảo cho trẻ một giấc ngủ sâu từ 8-11 tiếng tùy theo độ tuổi.

Tổng thời gian giấc ngủ trong ngày theo AASM (American Academy of Sleep Medicine) 2016

  • 4 - 12 tháng: 12-16 giờ (bao gồm cả ngủ trưa)
  • 1 - 2 tuổi: 11-14 giờ (bao gồm cả ngủ trưa)
  • 3 – 5 tuổi: 10-13 giờ (bao gồm cả ngủ trưa)
  • 6 – 12 tuổi: 9-12 giờ
  • 13 - 18 tuổi: 8-10 giờ
  • 18 tuổi trở lên: từ 7 giờ trở lên

Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch

Ba mẹ cần đảm bảo cho trẻ được tham gia đầy đủ các đợt tiêm phòng bắt buộc trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Đối với các vắc xin dịch vụ, ba mẹ có thể cân nhắc tùy theo điều kiện của gia đình.

Dạy trẻ cách giữ vệ sinh cá nhân

Ba mẹ nên làm gương và tập cho trẻ thói quen rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi vui chơi hay đi từ bên ngoài về. Ba mẹ cũng cần nhắc trẻ không được dụi mắt, mũi bằng tay. Vì tay là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với các vật trong môi trường bên ngoài, chứa hàng nghìn vi khuẩn nếu không được rửa sạch.

Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình tìm hiểu và chăm sóc trẻ. Để có cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về một số bệnh lý thường gặp ở trẻ, các bạn có thể tham khảo mục Bệnh trẻ em mà eLip.VN đã tổng hợp. Chúc các cha mẹ và các bé nhiều sức khỏe!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM