Hội chứng sốt ở trẻ nhỏ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Sốt ở trẻ nhỏ là sự tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời gây ra do đau ốm nói chung, hay do có bất kì sự bất thường nào đó xảy ra trong cơ thể của trẻ. Vì vậy, dạng sốt này được xem như là một phản ứng bình thường đối với nhiều dạng tình trạng, trong số đó phổ biến nhất là tình trạng viêm nhiễm. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Hội chứng sốt ở trẻ nhỏ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Sốt ở trẻ nhỏ là sự tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời gây ra do đau ốm nói chung, hay do có bất kì sự bất thường nào đó xảy ra trong cơ thể của trẻ. Vì vậy, dạng sốt này được xem như là một phản ứng bình thường đối với nhiều dạng tình trạng, trong số đó phổ biến nhất là tình trạng viêm nhiễm. Nhiệt độ cơ thể của trẻ cao hơn 38oC có nghĩa là trẻ đang bị sốt. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chỉ cần xuất hiện sự thay đổi nhiệt độ cơ thể nhẹ thôi cũng có thể là một dấu hiệu của sự viêm nhiễm.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng sốt ở trẻ nhỏ là gì?

Những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến ở trẻ khi bị sốt là:

Trẻ khó chịu, quấy khóc, lờ đờ hoặc im lặng; Cảm thấy cơ thể trẻ ấm hoặc nóng; Trẻ ăn uống không bình thường; Khóc nhiều; Thở gấp; Thay đổi thói quen ăn hoặc ngủ; Co giật; Cơ thể trẻ nóng hoặc lạnh hơn nhứng đứa trẻ khác chung phòng; Đau nhức cơ thể, đau đầu; Ngủ nhiều hơn bình thường hoặc khó ngủ; Chán ăn.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ khi:

Trẻ dưới 6 tháng tuổi (kể cả sinh non) bị sốt; Trẻ bơ phờ hoặc dễ bị kích thích, hay buồn nôn, đau đầu hoặc đau bụng hoặc có bất kì triệu chứng gây khó chịu nào khác; Trẻ bị sốt kéo sau khi ở trong xe hơi nóng, cơn sốt kéo dài hơn 3 ngày; Trẻ giao tiếp bằng mắt kém; Trẻ đã đến gặp bác sĩ nhưng tình trạng trở nên tệ hơn hoặc có những triệu chứng và dấu hiệu mới; Tình trạng sốt của trẻ trở nên nghiêm trọng; Trẻ bị co giật; Trẻ mắc những vấn đề y tế phức tạp hoặc đang uống thuốc được kê toa dành cho bệnh mãn tính.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Trẻ có thể bị sốt do một số nguyên nhân sau đây:

Nhiễm trùng do vi khuẩn, ví dụ như bệnh tinh hồng nhiệt hoặc hiếm hơn là do nhiễm vi khuẩn thấp khớp cấp; Uống phải thuốc lậu kém chất lượng; Các bệnh liên quan đến việc tiếp xúc với nhiệt độ cao; Dị ứng; Cháy nắng nặng; Khối u ác tính; Một số loại thuốc miễn dịch, ví dụ như các loại vắc xin ngừa bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà, hoặc vắc xin phế cầu khuẩn.

4. Nguy cơ mắc phải

Sốt ở trẻ nhỏ có thường gặp không?

Sốt ở trẻ rất phổ biến, gần như mỗi đứa trẻ đều sẽ bị sốt ở vài thời điểm trong cuộc đời. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể giảm thiểu các nguy cơ gây sốt. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ sốt ở trẻ nhỏ?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây sốt ở trẻ:

Độ tuổi. Trẻ nhỏ thường dễ nhiễm bệnh và dễ bị sốt hơn người lớn; Sự tiếp xúc. Trẻ nhỏ có thể bị sốt khi ở gần hoặc tiếp xúc với người đang bị bệnh, làm tăng nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn và sốt; Hệ miễn dịch. Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu thường có nguy cơ cao mắc các bệnh viêm nhiễm và sốt; Đồ ăn thức uống. Đồ ăn thức uống kém vệ sinh là một trong những nguy cơ dẫn đến viêm nhiễm và sốt.

5. Điều trị hiệu quả

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán sốt ở trẻ nhỏ?

Để chẩn đoán trẻ bị sốt, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về triệu chứng và bệnh sử của trẻ. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sẽ khám lâm sàng để đảm bảo xác định tình trạng của trẻ. Bên cạnh đó, dựa vào bệnh sử và các bài kiểm tra, bác sĩ cũng có thể yêu cần xét nghiệm máu hoặc chụp X-quang lồng ngực nếu cần thiết.

Những phương pháp nào dùng để điều trị sốt ở trẻ nhỏ?

Trên thực tế, sốt ở trẻ nhỏ có thể tự khỏi sau vài ngày. Trong một số trường hợp, sẽ tốt hơn nếu bạn để bệnh tự khỏi một cách tự nhiên mà không cần điều trị hoặc bạn có thể tham khảo 8 cách hạ sốt cho trẻ an toàn và nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sốt do nhiễm khuẩn, bạn có thể cho trẻ dùng kháng sinh (đường uống hoặc tiêm). Các bệnh có thể được điều trị tại nhà bằng kháng sinh là viêm đường tiết niệu, viêm tai, viêm họng, viêm xoang, viêm da, nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc viêm phổi.

Nếu trẻ được chẩn đoán nhiễm khuẩn viêm màng não, thì trẻ cần phải nhập viện để được theo dõi. Sau đó, trẻ sẽ được dùng acetaminophen (Tylenol®) hoặc ibuprofen (Advil®) để hạ sốt.

Trẻ có thể bị mất nước trong suốt quá trình sốt. Để ngăn tình trạng này, trẻ có thể được uống dịch bổ sung hoặc truyền dịch tĩnh mạch (IV). Nếu trẻ nôn mửa, bác sĩ có thể tiêm thuốc chống nôn hoặc đặt thuốc ở hậu môn cho trẻ.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn sẽ có thể kiểm soát sốt ở trẻ nhỏ nếu áp dụng các biện pháp sau:

Cho trẻ tắm nước nóng hoặc ngâm trong bồn/thau nước nóng để giúp trẻ cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho trẻ tắm hoặc ngâm dưới 10 phút; Tránh để trẻ bị mất nước. Khi trẻ bị sốt thường sẽ xảy ra tình trạng mất nước qua da và phổi. Bạn có thể ngăn chạn tình trạng này bằng cách cho trẻ uống nước lọc và tránh các loại nước chứa caffeine (trà, cà phê,…). Bạn có thể cho trẻ ăn súp gà hoặc các dung dịch bù nước khác như Pedialyte® được bày bán ở các nhà thuốc trên toàn quốc.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng Sốt ở trẻ nhỏ, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:12/09/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM