Hội chứng đầu to - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng đầu to là tình trạng đầu có kích thước lớn bất thường, có thể là triệu chứng của một biến chứng hoặc tình trạng sức khỏe ở não. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì? Làm thế nào để chẩn đoán và điều trị hiệu quả? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Hội chứng đầu to - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Hội chứng đầu to là gì?

Đầu to là tình trạng đầu có kích thước lớn bất thường. Vấn đề này có thể là triệu chứng của một biến chứng hoặc tình trạng sức khỏe ở não.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng đi cùng chứng đầu to là gì?

Một số trẻ sẽ mắc hội chứng đầu to lành tính và không có bất cứ triệu chứng nào ngoại trừ kích thước đầu lớn.

Trong những trường hợp, trẻ có thể chậm phát triển so với trẻ bình thường, cụ thể:

  • Khuyết tật hoặc chậm phát triển về tâm thần;
  • Kích thước đầu tăng nhanh;
  • Các bộ phận khác của cơ thể chậm phát triển;
  • Các tình trạng sức khỏe kèm theo, như tự kỷ hoặc động kinh.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây hội chứng đầu to là gì?

Nguyên nhân phổ biến gây chứng đầu to ở trẻ là di truyền. Nếu gia đình trẻ có tiền sử mắc chứng đầu to, bác sĩ sẽ chẩn đoán trẻ bị đầu to di truyền lành tính.

Khi mắc tình trạng này, trẻ sẽ không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào cũng như tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, ngoại trừ kích thước đầu lớn.

Tuy nhiên, một số nguyên nhân tiềm ẩn gây chứng đầu to cần phải được điều trị y tế, chẳng hạn như tích tụ dịch trong não. Dịch dư thừa có thể gây áp lực lên não, làm tăng nguy cơ trẻ mắc nhiều biến chứng về sức khỏe.

Mức độ nghiêm trọng của tình trạng phụ thuộc vào lượng dịch hiện có trong não. Nếu có quá nhiều dịch tích tụ trong não, trẻ sẽ bị tràn dịch màng não. Lúc này, bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị bệnh để ngăn ngừa các tình trạng sức khỏe trong tương lai.

Các nguyên nhân khác gây chứng đầu to bao gồm:

  • Chảy máu trong não;
  • U não;
  • Các tình trạng trao đổi chất nhất định;
  • Một số loại nhiễm trùng;
  • Bệnh Alexander;
  • Hội chứng Greig Cephalopolysyndactyly;
  • Hội chứng Soto;
  • Cục máu đông và các tổn thương mạn tính khác;
  • Các hội chứng di truyền khác.

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng đầu to?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng đầu to, như di truyền. Ngoài ra, theo các chuyên gia, trẻ tự kỷ có nguy cơ cao hơn mắc hội chứng đầu to.

Hội chứng đầu to là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng người lớn vẫn có khả năng mắc vấn đề này. Tuy nhiên, các nghiên cứu về chứng đầu to ở người lớn còn hạn chế.

5. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán chứng đầu to?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán chứng đầu to bằng cách theo dõi kích thước đầu của trẻ. Bác sĩ cũng cho trẻ làm các xét nghiệm thần kinh, gồm chụp CT, siêu âm hoặc MRI để quan sát rõ hơn đầu và não.

Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra đầu trẻ để xem có bất cứ áp lực nào không. Các triệu chứng tăng áp lực tăng ở não bao gồm:

  • Nôn;
  • Cáu gắt;
  • Đau đầu.

Bác sĩ cũng sẽ tìm kiếm các tĩnh mạch phồng và các vấn đề về mắt ở trẻ. Đây là những tình trạng nghiêm trọng, do đó bác sĩ sẽ cần đánh giá thần kinh để tìm ra vấn đề tiềm ẩn và mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

Bạn hãy chắc chắn nói với bác sĩ nếu trẻ có tiền sử gia đình mắc chứng đầu to.

Những phương pháp nào giúp điều trị chứng đầu to?

Dựa vào chẩn đoán, bác sĩ có có phương pháp điều trị chứng đầu to thích hợp.

Nếu kết quả các xét nghiệm và chụp não là bình thường, bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng trẻ. Bố mẹ cũng nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau:

  • Một khu vực mềm và to ra trên đầu trẻ;
  • Nôn;
  • Chán ăn;
  • Mắt cử động bất thường;
  • Ngủ quá nhiều;
  • Cáu gắt.

Hội chứng đầu to có nguy hiểm không?

Trẻ bị đầu to lành tính rất hiếm khi mắc các biến chứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ có đầu quá lớn sẽ có não bị chèn ép. Lúc này, bác sĩ sẽ yêu cầu làm phẫu thuật để điều trị tình trạng.

Những người có đầu to thường bị não úng thủy – tình trạng quá nhiều dịch não tủy trong não.

Các biến chứng khác của chứng đầu to bao gồm:

  • Co giật hoặc động kinh;
  • Các yếu tố nguy cơ thai nghén;
  • Bệnh lý thần kinh đi kèm chứng đầu to.

Khả năng phục hồi của trẻ phụ thuộc vào tình trạng cơ bản gây ra chứng đầu to. Thông thường, trẻ bị chứng đầu to thường phục hồi tốt và sẽ không gặp phải bất kỳ biến chứng nào.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng đầu to, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh cho trẻ khi mắc hội chứng này!

Ngày:16/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM