Liệt dây thanh quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Liệt dây thanh quản có thể ảnh hưởng đến khả năng bạn nói và thậm chí thở vì dây thanh âm thực hiện nhiều chức năng, trong đó có tạo ra âm thanh. Chúng cũng bảo vệ đường thở bằng cách ngăn chặn thức ăn, đồ uống và thậm chí nước bọt xâm nhập vào khí quản và giúp bạn không bị nghẹn. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Liệt dây thanh quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Liệt dây thanh quản xảy ra khi các xung thần kinh đến thanh quản bị gián đoạn.

Liệt dây thanh quản có thể ảnh hưởng đến khả năng bạn nói và thậm chí thở vì dây thanh âm thực hiện nhiều chức năng, trong đó có tạo ra âm thanh. Chúng cũng bảo vệ đường thở bằng cách ngăn chặn thức ăn, đồ uống và thậm chí nước bọt xâm nhập vào khí quản và giúp bạn không bị nghẹn.

2. Triệu chứng

Khi bạn nói, các dây thanh quản sẽ kết hợp và rung, tạo ra âm thanh. Khi bạn nghỉ ngơi, các dây này sẽ tách ra để bạn có thể thở.

Trong hầu hết trường hợp, bạn sẽ bị liệt một dây thanh quản. Tình trạng liệt cả hai dây thường sẽ hiếm và rất nghiêm trọng, có thể khiến bạn gặp khó khăn khi nói, thở và nuốt.

Các triệu chứng liệt dây thanh quản gồm:

Giọng nói thay đổi Khàn tiếng Thở khò khè Nghẹn hoặc ho khi nuốt thức ăn, nước uống, thậm chí là nước bọt Thường xuyên ngừng lại để thở trong khi nói Không thể nói lớn Không có phản xạ nôn Ho yếu Thường xuyên hắng giọng

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Nếu bị khàn giọng không rõ lí do trên 2 tuần hoặc nếu nhận thấy những thay đổi về giọng nói mà không có nguyên nhân rõ ràng. Bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

3. Nguyên nhân

Ở người liệt dây thanh quản, các xung thần kinh truyền tới thanh quản bị gián đoạn, dẫn đến liệt các cơ thanh quản. Một số nguyên nhân có thể gây liệt thanh quản như:

Chấn thương dây thanh quản trong quá trình phẫu thuật. Một số loại phẫu thuật ở cổ hoặc ngực trên có thể làm tổn thương các dây thần kinh thanh quản. Các loại phẫu thuật có nguy cơ làm tổn thương dây thanh quản như phẫu thuật tuyến giáp, tuyến cận giáp, cổ họng và ngực trên. Chấn thương cổ hoặc ngực. Các chấn thương ở cổ hoặc ngực có thể làm tổn thương dây thần kinh thanh quản hoặc thanh quản. Đột quỵ. Đột quỵ có thể làm cản trở dòng chảy máu đến não, do đó có thể làm tổn thương những khu vực não truyền tín hiệu đến thanh quản. Khối u. Các khối u (lành tính và ác tính) có thể phát triển ở trên hoặc xung quanh cơ, dây chằng và dây thần kinh kiểm soát thanhq quản và gây liệt cơ quan này. Nhiễm trùng. Một số tình trạng nhiễm trùng, như bệnh Lyme, nhiễm virus Epstein-Barr và herpes, có thể gây viêm và tổn thương trực tiếp đến dây thần kinh thanh quản.Các tình trạng thần kinh. Nếu có một số tình trạng sức khỏe thần kinh nhất định, như đa xơ cứng hoặc bệnh Parkinson, bạn có thể bị liệt dây thần kinh.

4. Nguy cơ mắc phải

Một số yếu tố có thể làm bạn tăng nguy cơ mắc liệt dây thanh quản như:

Từng làm phẫu thuật ở cổ họng hoặc ngực. Những người từng bị phẫu thuật tuyến giáp, tuyến cận giáp hoặc ngực trên sẽ có nguy cơ cao bị tổn thương dây thần kinh thanh quản. Trong một số phẫu thuật cho các vấn đề hô hấp nghiêm trọng, việc đặt các ống để giúp bạn thở có thể gây tổn thương dây thanh quản. Có các tình trạng sức khỏe thần kinh. Những người mắc một số bệnh thần kinh sẽ có nguy cơ phát triển liệt hoặc yếu dây thanh quản.

5. Chẩn đoán và điều trị

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán liệt dây thanh quản?

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng liệt dây thanh quản, các thói quen, các bất thường về giọng nói và thời gian bạn mắc phải tình trạng này. Để có thể đánh giá tốt hơn, bác sĩ sẽ yêu cầu một số xét nghiệm sau:

Nội soi thanh quản. Phương pháp này giúp bác sĩ xác định khả năng vận động và vị trí của dây thanh quản, cũng như tình trạng liệt xảy ra ở một hoặc hai dây thanh quản Điện cơ thanh quản. Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ xác định khả năng phục hồi của bạn. Xét nghiệm máu và các xét nghiệm hình ảnh (X-quang, MRI và CT). Các phương pháp này giúp bác sĩ phát hiện nguyên nhân tiềm ẩn khiến dây thần kinh tổn thương.

Những phương pháp nào giúp điều trị liệt dây thanh quản?

Việc điều trị liệt dây thanh quản phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và thời gian xuất hiện các triệu chứng. Điều trị có thể bao gồm âm ngữ trị liệu, tiêm thanh quản, phẫu thuật hoặc kết hợp các phương pháp điều trị.

Trong một số trường hợp, tình trạng bệnh có thể tốt hơn mà không cần điều trị bằng phẫu thuật. Vì lý do này, bác sĩ sẽ không yêu cầu phẫu thuật nếu bạn bị liệt dây thanh quản dưới 1 năm.

Tuy nhiên, điều trị bằng cách tiêm số lượng lớn các chất giống collagen thường được thực hiện trong vòng 3 tháng đầu khi bạn mất giọng nói.

Trong thời gian chờ phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị bạn làm âm ngữ trị liệu để giúp bạn nói chuyện đúng cách trong khi các dây thần kinh lành lại.

Âm ngữ trị liệu

Các buổi âm ngữ trị liệu bao gồm các bài tập hoặc các hoạt động tăng cường dây thanh âm, cải thiện khả năng kiểm soát hơi thở trong khi bạn nói, ngăn chặn tình trạng căng bất thường ở các cơ khác xung quanh dây thanh quản và bảo vệ đường thở khi bạn nuốt. Đôi khi, bạn chỉ cần làm âm ngữ trị liệu mà không cần đến các phương pháp điều trị khác.

Phẫu thuật

Nếu tình trạng liệt dây thanh quản không tự phục hồi hoàn toàn, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật để cải thiện khả năng nói và nuốt của bạn.

Các lựa chọn phẫu thuật liệt dây thanh quản gồm:

Tiêm thanh quản. Tê liệt dây thần kinh thanh âm có thể sẽ khiến cơ dây thanh âm mỏng và yếu. Do đó, bác sĩ có thể tiêm một số chất như mỡ cơ thể, collagen vào thanh quản để điều trị tạm thời hoặc vĩnh viễn liệt dây thanh âm. Phẫu thuật cắt bỏ khối u nếu nguyên nhân gây bệnh là khối u Phẫu thuật qua đường ngoài thanh quản giúp cố định sụn phễu hoặc cắt bỏ sụn phễu và cố định dây thanh quản Phẫu thuật qua đường nội thanh quản

Liệt dây thanh quản có nguy hiểm không?

Một số biến chứng nguy hiểm nếu bạn không điều trị liệt dây thanh quản như:

Nếu các triệu chứng liệt dây thanh quản cực kỳ nghiêm trọng, bạn có thể mắc các vấn đề về hô hấp đe dọa đến tính mạng. Tình trạng liệt cũng khiến thức ăn hoặc nước uống di chuyển sang đường thở, khiến bạn bị nghẹt thở. Vấn đề này có thể dẫn đến viêm phổi nghiêm trọng.

6. Kiểm soát liệt dây thanh quản

Liệt dây thanh quản có thể khiến bạn khó chịu và bực bội vì ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp. Để quá trình điều trị thành công, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và thực hiện ngữ âm trị liệu để biết cách tránh làm thanh quản tổn thương thêm.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến liệt dây thanh quản, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:06/09/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM