Bệnh bạch hầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh bạch hầu là gì? Nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh ra sao? Làm thế nào để hạn chế và điều trị bệnh? Mời các bạn hãy tham khảo chi tiết nội dung bài viết dưới đây nhé!

Bệnh bạch hầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây tổn thương niêm mạc mũi và cổ họng. Các vi khuẩn bạch hầu gây bệnh có thể tạo ra độc tố phá hủy mô, đặc biệt là ở mũi và cổ họng. Bạn có thể ngăn ngừa bệnh bằng cách tiêm vắc xin bạch hầu.

2. Triệu chứng thường gặp

Vi khuẩn bạch hầu có thể lây nhiễm bất kỳ nơi nào trong cơ thể, nhưng nổi bật nhất là ở cổ họng và miệng. Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh bạch hầu là:

Cổ họng bị bao phủ bởi một lớp màng màu xám dày Đau họng và khan tiếng Sưng hạch ở cổ Khó thở và khó nuốt, cảm thấy khó chịu Chảy nước mũi, chảy nước dãi Sốt và ớn lạnh, da hơi xanh Ho nhiều Cảm giác không thoải mái Vấn đề về thị lực Nói lắp Dấu hiệu bị sốc, chẳng hạn như da nhợt nhạt và lạnh, đổ mồ hôi, tim đập nhanh.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn hoặc con bạn đã tiếp xúc với người đang mắc bệnh bạch hầu. Nếu con bạn chưa được tiêm ngừa bạch hầu, bạn cũng nên đưa con đến bác sĩ để được tiêm chủng càng sớm càng tốt.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Đây là bệnh do vi khuẩn Corynebacterium, một loại vi khuẩn lây bệnh qua những hạt nước nhỏ do người bệnh hắt hơi hoặc ho ra ngoài hoặc các vật dụng cá nhân và đồ dùng trong nhà bị nhiễm bẩn bởi vi khuẩn.

Nếu bạn hít phải những hạt li ti trong không khí chứa vi khuẩn từ miệng của người bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi, bạn có thể bị lây bệnh. Đây là con đường lây lan chính của bệnh, đặc biệt là trong những môi trường sống chật hẹp và đông đúc.

Các nguyên nhân khác của bệnh này là bạn tiếp xúc với những vật đã bị nhiễm bẩn bởi vi khuẩn, ví dụ như uống nước từ ly chưa rửa sạch của người bệnh bạch hầu. Trong trường hợp hiếm, bạch hầu có thể lây lan qua các vật dụng trong nhà, chẳng hạn như khăn tắm hay đồ chơi.

Chạm vào vết thương của người bị nhiễm bệnh cũng có thể làm lây lan vi khuẩn bạch hầu.

3. Nguy cơ mắc phải

Những đối tượng thường bị bệnh này

Bệnh này phổ biến ở các nước đang phát triển, nơi tỷ lệ chủng ngừa của người dân tương đối thấp. Bệnh bạch hầu có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh bạch hầu?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh bạch hầu, chẳng hạn như:

Khu vực sống đông đúc, chật hẹp Không tiêm chủng đầy đủ Đi du lịch đến một nước có dịch bạch hầu Mắc bệnh rối loạn hệ miễn dịch như AIDS Sống ở nơi có điều kiện vệ sinh kém.

4. Điều trị hiệu quả

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh bạch hầu

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ khám lâm sàng để tìm các hạch bạch huyết và hỏi về các triệu chứng bạn gặp phải.

Tuy nhiên, phương pháp chắc chắn nhất để chẩn đoán bệnh bạch hầu là sinh thiết. Một mẫu mô sẽ được lấy từ vùng bị nhiễm bệnh và sau đó được gửi đến phòng thí nghiệm để thử nghiệm xác định xem bạn có vi khuẩn bạch hầu hay không.

Những phương pháp dùng để điều trị bạch hầu

Bệnh cần phải được điều trị nhanh chóng và kịp thời vì bạch hầu là bệnh có tính nghiêm trọng.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiêm thuốc kháng độc tố bạch hầu. Thuốc này sẽ chống lại các độc tố do các vi khuẩn sản sinh ra. Trong trường hợp bạn bị dị ứng với các thuốc kháng độc tố, bạn cần phải báo cho bác sĩ biết để họ có thể điều chỉnh thuốc.

Với những bệnh nhân bị dị ứng, bác sĩ thường bắt đầu với liều lượng nhỏ và sau đó tăng dần lượng thuốc. Sau đó, bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc kháng sinh như erythromycin và penicillin để giúp tiêu diệt sạch các vi khuẩn còn sót lại. Bác sĩ sẽ có thể khuyên bạn nên tiêm một liều nhắc lại vắc-xin bạch hầu khi bạn đang khỏe mạnh để xây dựng sức đề kháng chống lại vi khuẩn bạch hầu.

Bạn có thể cần phải ở lại bệnh viện để tiện cho việc theo dõi phản ứng với thuốc và để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này. Nếu bạn có tiếp xúc với ai đó đang bị bệnh bạch hầu, bạn cần phải đi khám bác sĩ ngay phòng khi bệnh xảy ra.

Bệnh bạch hầu có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị, bệnh bạch hầu có thể dẫn đến:

Vấn đề về thở. Vi khuẩn bạch hầu có thể tạo ra độc tố. Độc tố này gây tổn thương mô ở vùng bị nhiễm trùng ngay lập tức – thường là mũi và cổ họng. Tại vị trí đó, nhiễm trùng tạo ra một màng cứng, màu xám bao gồm các tế bào chết, vi khuẩn và các chất khác. Màng này có thể cản trở hô hấp. Đau tim.

Độc tố của vi khuẩn bạch hầu có thể lây lan qua dòng máu và làm hỏng các mô khác trong cơ thể, chẳng hạn như cơ tim, gây ra các biến chứng như viêm cơ tim. Tổn thương tim do viêm cơ tim có thể nhẹ hoặc nặng.

Ở mức tồi tệ nhất, bệnh có thể dẫn đến suy tim sung huyết và đột tử. Tổn thương thần kinh. Độc tố cũng có thể gây tổn thương thần kinh, cụ thể là dây thần kinh đến cổ họng. Việc dẫn truyền thần kinh kém có thể gây khó nuốt. Các dây thần kinh đến cánh tay và chân cũng có thể bị viêm, gây yếu cơ.

Nếu độc tố của vi khuẩn bạch hầu làm tổn thương các dây thần kinh giúp kiểm soát các cơ kiểm soát hơi thở, chúng có thể bị tê liệt. Tại thời điểm đó, bạn có thể cầndùng máy trợ thở.

Với điều trị, hầu hết những người mắc bệnh bạch hầu đều sống sót sau những biến chứng này, nhưng quá trình phục hồi thường chậm. Bạch hầu gây tử vong 5-10% trong hầu hết trường hợp, theo Tổ chức Y tế Thế giới. Tỷ lệ tử vong cao hơn ở trẻ em.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh bạch hầu nếu áp dụng các biện pháp sau:

Nghỉ ngơi tại giường. Do tim có thể bị ảnh hưởng nên bạn cần phải nghỉ ngơi và tránh những hoạt động đòi hỏi gắng sức. Bạn có thể cần phải nằm nghỉ một vài tuần hoặc cho đến khi hồi phục hoàn toàn.

Cách ly với mọi người. Bệnh này có thể lây truyền qua đường hô hấp nên bạn cần phải được cách ly để tránh lây bệnh cho người khác.

Phòng ngừa bệnh

Trước khi có thuốc kháng sinh, bạch hầu là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Ngày nay, căn bệnh này không chỉ có thể chữa được mà còn có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin.

Vắc-xin bạch hầu thường được kết hợp với vắc-xin uốn ván và ho gà (vắc-xin 3 trong 1). Vắc-xin bạch hầu có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh, nhưng có thể có một số tác dụng phụ. Một số trẻ có thể bị sốt nhẹ, quấy khóc, buồn ngủ hoặc đau tại chỗ tiêm. Bạn hãy hỏi bác sĩ các cách giúp giảm các tác dụng không mong muốn này.

Trong một số trường hợp rất hiếm, vắc-xin bạch hầu uống ván ho gà gây ra biến chứng nghiêm trọng ở trẻ em, chẳng hạn như phản ứng dị ứng (nổi mề đay hoặc phát ban trong vòng vài phút sau khi tiêm).

Một số trẻ em – chẳng hạn như những trẻ bị động kinh hoặc có các vấn đề thần kinh khác – có thể không phù hợp để tiêm vắc-xin 3 trong 1. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để xem trẻ có đủ điều kiện để tiêm vắc-xin không nhé.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hi vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh bạch hầu và có cách ngăn chặn và điều trị bệnh này tốt nhất.

Ngày:07/10/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM