Bệnh chảy máu mũi (chảy máu cam) - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Chảy máu mũi xảy ra khi các mao mạch bên trong mũi bị tổn thương bởi nhiều yếu tố khác nhau. Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Bệnh chảy máu mũi (chảy máu cam) - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Định nghĩa

Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam hoặc tỵ nục. Đây là hiện tượng thường gặp khi các mao mạch bên trong mũi bị tổn thương.

Thông thường, máu chỉ chảy từ một bên mũi. Hầu hết mọi người đều có ít nhất một lần bị chảy máu cam trong đời. Đa số các trường hợp, máu sẽ ngưng chảy khi bạn đè lên mũi, nhưng một số người có thể phải cần đến sự chăm sóc y tế.

Những ai thường bị chảy máu cam?

Hiện tượng chảy máu mũi tương đối phổ biến. Theo thống kê, chảy máu cam ở trẻ em nhiều gấp hai lần so với người lớn. Trong đó, tình trạng bà bầu bị chảy máu mũi cũng thường xảy ra. Trẻ có thể chảy máu cam trong khi ngủ. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng và dấu hiệu

Các triệu chứng bao gồm chảy máu từ một hoặc hai bên mũi, máu cũng có thể chảy xuống thành sau họng gây khạc, ho hoặc nôn ra máu. Sau khi bị chảy một lượng khá nhiếu máu từ mũi, khi đi ngoài bạn có thể thấy phân màu đen hoặc màu hắc ín, điều đó có nghĩa là bạn đã nuốt vào một lượng lớn máu.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn sẽ cần gặp bác sĩ nếu bạn:

Thấy máu phun mạnh ra từ mũi của bạn hay bạn nôn ra máu nhiều lần Đang bị tăng huyết áp hoặc có bệnh lý huyết học (ưa chảy máu, bệnh bạch cầu) có thể gây ra hiện tượng chảy máu mũi Đang dùng thuốc chống đông (warfarin) Bạn bị sốt cao hơn 38,9°C, đặc biệt khi mũi bạn đã được nhét gòn hoặc đốt cầm máu Bị khó thở Chảy máu không ngừng sau 30 phút kể cả khi đã đè mũi Xảy ra sau chấn thương, chẳng hạn như tai nạn xe hơi

3. Nguyên nhân

Vỡ mao mạch trong mũi bởi bất kỳ yếu tố gì, chẳng hạn như chấn thương (bị đánh vào mũi) có thể gây chảy máu cam. Các nguyên nhân khác khiến người trưởng thành và trẻ bị chảy máu mũi còn có thể kể đến như:

Nhiễm độc tố Nhiễm trùng Mao mạch trong mũi gặp vấn đề bất thường Một số bệnh lý như tăng huyết áp hay rối loạn đông máu

Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân chảy máu mũi ở trẻ em và người lớn thường gặp nhất là mũi khô do hít không khí khô, đặc biệt vào mùa đông.

4. Nguy cơ mắc bệnh

Rủi ro chảy máu cam ở một người có thể tăng lên bởi một số yếu tố như:

Khí hu trong nhà nóng, khô: điều này là một yếu tố khởi phát chảy máu mũi khi dùng nhiệt để sưởi ấm trong mùa đông. Không khí trong nhà nóng, khô làm cho niêm mạc mũi mỏng manh bị nứt và vỡ ra. Hiện tượng chảy máu mũi thường gặp khi giao mùa trước khi mô cơ thể kịp làm quen với sự thay đổi về độ ẩm. Vo vách ngăn mũi: nếu vách ngăn giữa hai lỗ mũi bị lệch về một bên, dòng khí đi vào lỗ mũi sẽ không đồng đều. Sự thay đổi không khí này làm cho niêm mạc vách mũi bên hẹp bị khô và nứt ra, làm tăng nguy cơ chảy máu. Cm lạnh  và d ng: nhiễm trùng hô hấp và dị ứng gây viêm bên trong mũi. Càng sung huyết nhiều thì mạch máu càng giãn ra, làm cho chúng dễ tổn thương hơn. Hỉ mũi mạnh để làm thông thoáng mũi cũng có thể làm cho tình trạng chảy máu cam tái phát. Tiếp xúc hoá cht kích ng: nguyên nhân hàng đầu là khói thuốc lá, kể cả hút thuốc lá thụ động. Công nhân cũng có thể bị chảy máu mũi do phơi nhiễm nghề nghiệp với axit sulfuric, amoniac, xăng dầu hoặc các hoá chất kích ứng khác. Bnh lý: ví dụ như suy thận, giảm tiểu cầu, tăng huyết áp và rối loạn đông máu bẩm sinh Nghin rượu nng: rượu ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tiểu cầu trong máu và điều này làm tăng thời gian cần để máu đông lại. Rượu còn làm các mạch máu nông giãn ra, dễ bị chấn thương và chảy máu hơn. Thuc gânh hưởng quá trình đông máu: chúng gồm các thuốc kê đơn như thuốc chống đông và thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như aspirin và ibuprofen Các thuc vi lượng đồng căn và thc phm b sung: một số thực phẩm bổ sung có chứa các chất hoá học làm kéo dài thời gian chảy máu tương tự như thuốc chống đông kê đơ Một vài ví dụ là dashen, dong quai, feverfew, gừng, tỏi, ginko biloba, nhân sâm và vitamin E.

5. Điều trị

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chảy máu cam?

Ở người khoẻ mạnh, hầu hết trường hợp chảy máu cam nhẹ có thể được tự chẩn đoán và điều trị tại nhà.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên hỏi tiền căn bệnh lý, những thuốc bạn đang dùng và khám lâm sàng. Bạn có thể được làm xét nghiệm máu nếu chảy máu lượng lớn hoặc nghi ngờ nguyên nhân chảy máu mũi là do bệnh lý huyết học.

Những phương pháp nào dùng để điều trị chảy máu mũi?

Phương pháp điều trị đầu tiên là đè trực tiếp vào mũi. Nắm chặt mũi giữa ngón cái và ngón rồi éo trong vòng 10 đến 30 phút cho đến khi ngừng chảy máu.

Đặt túi nước đá vào cổ hoặc sống mũi có thể giúp thuyên giảm tình trạng này. Ngồi ngả về phía trước để máu chảy ra thay vì để máu chảy xuống họng để giúp ngăn ngừa nôn ra máu. Xịt mũi bằng nước muối và làm ẩm không khí có thể giảm tình trạng khô mũi.

Nếu tình trạng chảy máu nặng, bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ.

Đôi khi, bạn có thể cần nhét gạc vào mũi. Bác sĩ có thể đốt mạch máu bị vỡ để ngăn tinh trạng xuất huyết.

6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Chảy máu cam có thể được hạn chế nếu bạn:

Kiểm soát huyết áp của bạn Tránh dùng các chế phẩm có chứa aspirin nếu bạn hay bị chảy máu mũi Làm ẩm không khí trong nhà và tại nơi làm việc nếu có thể, đặt một ít thạch chứa petroleum vào trong lỗ mũi và dùng khăng quàng hoặc khẩu trang khi trời lạnh, khô. Xịt mũi bằng nước muối cũng có thể làm ngừng chảy máu do thời tiết khô Tránh các hoá chất, bụi hoặc mang khẩu trang. Bác sĩ có thể kê cho bạn steroid xịt mũi nếu bạn bị nhiễm trùng hoặc dị ứng Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ hay chảy máu cam dùng một số thực phẩm thích hợp, đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin C

Trên đây là một số thông tin liên quan đến chảy máu mũi (chảy máu cam), hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:06/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM