Luận án TS: Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng hệ thống thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trong các doanh nghiệp tại Việt Nam

Luận án Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng hệ thống thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trong các doanh nghiệp tại Việt Nam được hoàn thành với mục tiêu nhằm kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng HTTTKT trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. 

Luận án TS: Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng hệ thống thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trong các doanh nghiệp tại Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Vấn đề sử dụng HTTTKT càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển, và HTTTKT cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ của CNTT trong kế toán và quản lý. Việc ứng dụng các yếu tố công nghệ trong kế toán càng đòi hỏi nhân viên kế toán phải có kiến thức, kinh nghiệm và thái độ trong quá trình sử dụng hệ thống so với điều kiện của môi trường thủ công, đó là sự khám phá, tìm tòi và học hỏi các kỹ năng trong sử dụng và vận hành hệ thống do mình phụ trách để giúp nhân viên quen thuộc, dễ dàng làm việc, làm việc nhanh hơn và hữu hiệu hơn. Do đó, bên cạnh yêu cầu bắt buộc trong sử dụng hệ thống, đó là những công việc, nhiệm vụ thường xuyên hằng ngày mà người sử dụng HTTTKT phải làm theo đúng thủ tục và quy trình xử lý của hệ thống, hành vi sử dụng HTTTKT của nhân viên còn được thể hiện qua mức độ và cách thức mà họ tương tác với hệ thống trong quá trình làm việc bao gồm mức độ sử dụng các chức năng của hệ thống, tần suất sử dụng và tính tỉ mỉ trong sử dụng hệ thống (DeLone & McLean, 2016). Việc ứng dụng ERP trong kế toán hiện nay tại các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại, do đó quá trình triển khai ERP tại các doanh nghiệp vẫn chưa thành công nhiều.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Kiểm định ảnh hưởng trực tiếp của nhận thức tính hữu ích và nhận thức tính dễ sử dụng đến hành vi sử dụng HTTTKT.

- Kiểm định ảnh hưởng trực tiếp của chất lượng HTTTKT đến hành vi sử dụng HTTTKT.

- Kiểm định ảnh hưởng trực tiếp của sự hỗ trợ tổ chức đến hành vi sử dụng HTTTKT.

- Kiểm định vai trò trung gian của nhận thức tính hữu ích lên mối quan hệ giữa chất lượng HTTTKT và hành vi sử dụng HTTTKT.

- Kiểm định vai trò trung gian của nhận thức tính hữu ích lên mối quan hệ giữa sự hỗ trợ tổ chức và hành vi sử dụng HTTTKT.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng HTTTKT trong môi trường ERP trong các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Đối tượng khảo sát: Nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã nêu trên, đối tượng khảo sát được tác giả lựa chọn là các cá nhân đang tham gia vào việc sử dụng trực tiếp HTTTKT và nhà quản lý có tham gia sử dụng HTTTKT trong môi trường ERP tại các doanh nghiệp ở Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Việc khảo sát và thu thập dữ liệu được thực hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam, giới hạn trong phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và một số tỉnh lân cận, nhưng chủ yếu là ở TP.HCM.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài thực hiện với mục tiêu là kiểm định lý thuyết khoa học và đánh giá các khái niệm nghiên cứu trong môi trường cụ thể tại Việt Nam, do đó để thực hiện đề tài và đạt mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng gồm 2 giai đoạn: nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức.

1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu

- Làm rõ hơn về hành vi sử dụng HTTTKT và mối quan hệ giữa các nhân tố đối với hành vi sử dụng HTTTKT trong bối cảnh việc ứng dụng CNTT vào kế toán đã làm thay đổi cách thức xử lý các công việc kế toán trong doanh nghiệp.

- Kết quả nghiên cứu cũng đóng góp về mặt thực tiễn giúp cho doanh nghiệp có thể nhận dạng và kiểm soát được các nhân tố tác động đến hành vi sử dụng HTTTKT, giúp doanh nghiệp trong dự báo và cải thiện hành vi sử dụng HTTTKT của các nhân viên, góp phần nâng cao hiệu quả của việc triển khai ứng dụng và sử dụng HTTTKT trong môi trường ERP tại doanh nghiệp.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến luận án

Các nghiên cứu nước ngoài

Các nghiên cứu ở Việt Nam

Xác định khe hổng nghiên cứu

2.2 Cơ sở lý thuyết

Giới thiệu về hệ thống thông tin và hệ thống thông tin kế toán

Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Mối quan hệ giữa HTTTKT và hệ thống ERP

Một số lý thuyết nền sử dụng trong đề tài

Các khái niệm sử dụng trong đề tài

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Xây dựng thang đo các khái niệm nghiên cứu

Thiết kế và phương pháp nghiên cứu

2.4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Kết quả nghiên cứu sơ bộ

Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh

Kết quả nghiên cứu chính thức

Thảo luận kết quả nghiên cứu

2.5 Kết luận và hàm ý nghiên cứu

Kết luận

Hàm ý lý thuyết

Hàm ý quản trị

Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo

3. Kết luận

Việc thực hiện đề tài này xuất phát từ bối cảnh thực tiễn ở Việt Nam, HTTTKT được xem là HTTT quan trọng nhất trong HTTT doanh nghiệp, có ý nghĩa và vai trò to lớn trong thực hiện chức năng kế toán và quản trị giúp cho nhà quản trị thực hiện các quyết định hữu ích trong kiểm soát và quản lý doanh nghiệp, chức năng kế toán có vai trò quan trọng góp phần giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu và chiến lược kinh doanh. Về bối cảnh nghiên cứu HTTTKT ở Việt Nam, hiện tại theo tổng kết nghiên cứu của tác giả về HTTTKT chỉ tập trung nghiên cứu chất lượng HTTTKT, chưa có nghiên cứu về hành vi sử dụng HTTTKT trong các doanh nghiệp. Như vậy, xét cả về lý luận và thực tiễn việc nghiên cứu hành vi sử dụng HTTTKT là cần thiết và quan trọng, nghiên cứu hành vi sử dụng HTTTKT trong doanh nghiệp sẽ giúp xác định mức độ sử dụng HTTTKT của nhân viên trong doanh nghiệp, qua đó xác định các nhân tố có thể ảnh hưởng đến hành vi sử dụng HTTTKT. Quá trình sử dụng HTTTKT của nhân viên càng được cải thiện, nhân viên yêu thích và quan tâm nhiều hơn đến công việc sẽ làm cho hiệu quả công việc tốt hơn, từ đó góp phần tạo ra một HTTTKT hữu hiệu và hiệu quả.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

ĐÀO NGỌC HẠNH. 2014. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các DNNVV trên địa bàn TP.HCM. Thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

HUỲNH THỊ KIM NGỌC. 2013. Xác lập tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu và những giải pháp có tính định hướng để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán tại các DNNVV - Nghiên cứu trên địa bàn TP.HCM. Thạc sĩ, Kinh tế TP.HCM.

LỮ THỊ KIM PHỤNG. 2012. Hoàn thiện kiểm soát chu trình doanh thu và chu trình chi phí trong môi trường ứng dụng ERP tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở TP.HCM. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

NGÔ DUY HINH. 2013. Các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning - ERP). Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

PHAN THỊ THU HIỀN. 2015. Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán phù hợp với việc ứng dụng theo mô hình hệ thống (ERP) tại công ty cổ phần Hàng hải - Dầu khí Hải Âu. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

4.2 Tiếng Anh

ABDULJALIL, K. M. & ZAINUDDIN, Y. 2015. Integrating Technology Acceptance Model and Motivational Model towards intention to adopt accounting information system. International Journal of Management, Accounting and Economics, 2, 346-359.

BRADLEY, J. 2008. Management based critical success factors in the implementation of Enterprise Resource Planning systems. International Journal of Accounting Information Systems, 9, 175-200.

CALISIR, F., ALTIN GUMUSSOY, C. & BAYRAM, A. 2009. Predicting the behavioral intention to use enterprise resource planning systems: An exploratory extension of the technology acceptance model. Management research news, 32, 597-613.

DELONE, W. H. & MCLEAN, E. R. 2003. The DeLone and McLean Model of Information Systems Success: A Ten-Year Update. Journal of Management Information Systems, 19(4), 9-30.

HUSSEIN, R., KARIM, N. S. A., MOHAMED, N. & AHLAN, A. R. 2007. The Influence of Organizational Factors on Information Systems Success in E‐ Government Agencies in Malaysia. The Electronic Journal of Information Systems in Developing Countries, 29, 1-17.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM