Luận án TS: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản trị lợi nhuận tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Luận án Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản trị lợi nhuận tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam được hoàn thành với mục tiêu nhằm xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đo lường IAFQ đến hành vi quản trị lợi nhuậnthực hiện thông qua lựa chọn chính sách kế toán và chi phối các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Luận án TS: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản trị lợi nhuận tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong khi KTNB là một trong bốn nền tảng quan trọng trong chức năng giám sát trong cấu trúc quản trị hiện đại. IAF đặc biệt quan trọng đối với các công ty niêm yết và đối với các nhà đầu tư trong bối cảnh TTCK đang phát triển nhanh chóng cùng với sự lo ngại về độ tin cậy của thông tin lợi nhuận trên BCTC. Các công ty niêm yết cần xây dựng IAF hữu hiệu để giảm rủi ro, nâng cao tính trung thực thông tin trên BCTC, đặc biệt là thông tin về lợi nhuận. Bên cạnh đó, gần đây tại VN, chính phủ đã ban hành Nghị định 05/2019/NĐ-CP về yêu cầu thiết lập IAF tại các loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần niêm yết,… Nghị định này cũng đưa ra nhiều quy định hơn so với trước đây. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của IAF và vai trò của chuẩn mực kiểm toán ngày càng nâng cao.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu là xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đo lường IAFQ đến HVQTLN thực hiện thông qua lựa chọn CSKT và chi phối các NVKT phát sinh tại các công ty niêm yết trên TTCK VN. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách liên quan đến IAFQ nhằm giảm thiểu HVQTLN tại các công ty niêm yết.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nhân tố đo lường IAFQ, HVQTLN và ảnh hưởng của các nhân tố đo lường IAFQ đến HVQTLN tại các công ty niêm yết VN.

Phạm vi nghiên cứu của luận án là tại các công ty niêm yết VN không bao gồm các tổ chức tín dụng, cụ thể là BCTC đã được kiểm toán, BCTN của các công ty niêm yết trên TTCK VN (TP.HCM và Hà Nội) trong giai đoạn từ năm 2014 – 2018. 

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, bao gồm phương pháp định tính và định lượng.

1.5 Đóng góp của luận án

Kết quả nghiên cứu của Luận án cho thấy:

- HVQTLN đã xuất hiện ngay trong các công ty niêm yết VN có thành lập IAF. Điều này cũng cho thấy IAFQ của các công ty niêm yết hiện nay chưa cao.

- Mức độ tác động của từng nhân tố đo lường IAFQ đến HVQTLN là không bằng nhau. Kết quả này giúp nhà quản lý, hội đồng quản trị chú trọng đến các nhân tố có ảnh hưởng nhiều đến IAFQ, từ đó cần ưu tiên tác động vào các nhân tố này để giúp giảm thiểu HVQTLN.

- Đây là tài liệu cho các công ty niêm yết tại VN có thể tham khảo để tự hoàn thiện IAF, giảm HVQTLN, tăng cường chất lượng BCTC. Từ đó, giá trị công ty sẽ được nâng cao đồng thời tăng niềm tin vào tính trung thực của thông tin BCTC. 

2. Nội dung

2.1 Tổng quan các nghiên cứu trước

Các nghiên cứu trên thế giới về ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ (IAFQ) đến hành vi quản trị lợi nhuận (HVQTLN)

Các nghiên cứu tại VN về KTNB và hành vi quản trị lợi nhuận

Những vấn đề đã được giải quyết và khoảng trống nghiên cứu

2.2 Cơ sở lý thuyết

Lịch sử hình thành và sự cần thiết của hoạt động KTNB

Một số khái niệm nền tảng

Các lý thuyết nền tảng

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu

Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu định tính

Thiết kế nghiên cứu định lượng

Mô hình nghiên cứu chính thức và thang đo các biến trong mô hình

2.4 Kết quả nghiên cứu

Hành vi quản trị lợi nhuận trong các công ty niêm yết có tổ chức IAF

Các nhân tố đo lường IAFQ (IAF) ảnh hưởng đến HVQTLN

Các nhân tố đo lường IAFQ ảnh hưởng hành vi quản trị lợi nhuận tại các Công ty niêm yết VN

2.5 Kết luận và hàm ý chính sách

Kết luận

Một số hàm ý chính sách

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

3. Kết luận

Do luận án nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đo lường IAFQ đến HVQTLN thông qua lựa chọn CSKT và thông qua chi phối các NVKT phát sinh. Để thực hiện được mục tiêu này, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Trong đó, bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính thông qua nghiên cứu tài liệu và thảo luận với chuyên gia để phát hiện các nhân tố mới phù hợp cho mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh các nhân tố đo lường IAFQ với đặc điểm của VN. Sau đó, phương pháp định lượng được sử dụng tiếp theo để phân tích và kiểm định tính thực tiễn của mô hình thông qua kiểm định hồi quy đa biến. Dữ liệu thu thập trực tiếp từ BCTC, BCTN,… của các công ty niêm yết VN trong giai đoạn từ năm 2014 – năm 2018. Đây được xem là nghiên cứu đầu tiên về chủ đề này tại VN – một quốc gia có đặc điểm nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Không những thế, VN hiện nay vẫn chưa có hệ thống quản trị hoàn chỉnh như các quốc gia phát triển cũng như chưa có hướng dẫn thực hành nghề nghiệp KTNB được ban hành. Tuy nhiên, xu hướng phát triển TTCK cùng với sự nghi ngại về chất lượng thông tin lợi nhuận công bố trong BCTC của các công ty niêm yết chính là nguyên nhân dẫn đến IAF trở nên cần thiết.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Bộ Tài Chính, (2012). Quyết định 791/QĐ-BTC – Quy chế kiểm tra, kiểm toán nội bộ B công tác quản lý tài chính, kế toán, tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng và đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ tài chính, Hà Nội.

Hoàng Thị Việt Hà & Đặng Ngọc Hùng, (2018). Yếu tố ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp niêm yết tại VN. Tạp chí Khoa Học & Công Nghệ, 46, 60-64.

Lê Thị Thu Hà, (2011). Tổ chức KTNB tại các công ty tài chính VN. Luận án Tiến sĩ Kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.

Mai Thị Hoài & Nguyễn Thị Tuyết Hoa, (2015). Các nhân tố quyết định hành vi điều chỉnh thu nhập làm giảm thuế thu nhập công ty phải nộp: Trường hợp VN. Tạp chí Phát Triển và Hội Nhập, 22 (32), 41-49.

Nguyễn Thị Kim Cúc & Phạm Thị Mỹ Linh, (2018). Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận khi phát hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Tạp chí công thương.

4.2 Tiếng Anh

Abbott et al., (2016). Internal audit quality and financial reporting quality the joint importance of independence and competence. Journal of Accounting Research, 54 (1).

Bader Al-Shammari & Waleed Al-Sultan, (2010). Corporate governance and voluntary disclosure in Kuwait. International Journal of Disclosure and Governance, 7, 262-280.

Carcello J. V, Hermanson D. R., & Raghunandan K., (2005). Factors associated with u.s. public companies’s investment in internal auditing. Accounting Horizons, 69-84.

Dalton D.R., Michael A. Hitt, Trevis C. S. & Dalton C. M., (2007). The fundamental agency problem and its mitigation: Independence, equity, and the market for corporate control. The Academy of Management Annals, 1 (1),1-64.

Edge, W. R., & Farley, A. A., (1991). External auditor evaluation of the internal audit function. Accounting and Finance Journal, 31 (1), 69-83.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM