Thuốc Procainamide - Điều trị rối loạn nhịp tim

Tìm hiểu về thuốc Procainamide trên eLib sẽ cho bạn biết về công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, tương tác thuốc và những điều cần thận trọng khác. Hy vọng bài viết sau sẽ hữu ích cho mọi người. 

Thuốc Procainamide - Điều trị rối loạn nhịp tim

Tên gốc: procainamide

Phân nhóm: thuốc tim

1. Tác dụng

Tác dụng của thuốc procainamide là gì?

Procainamide thường được sử dụng để điều trị tình trạng nhịp tim bất thường.

Procainamide là thuốc chống loạn nhịp. Thuốc hoạt động bằng cách ổn định nhịp tim trong điều kiện tim đập quá nhanh hoặc nhịp tim bất thường.

2. Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc procainamide cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thôn thường cho người lớn bị loạn nhịp tim: bạn sẽ được truyền 0,5-1g mỗi 4-8 giờ.

Liều nạp ban đầu: bạn sẽ được truyền 100-200mg/liều hoặc 15-18mg/kg, truyền chậm trên 25-30 phút không quá 50mg/phút. Liều có thể được lặp lại mỗi 5 phút và không vượt quá 1g; Liều duy trì: bạn sẽ được truyền tĩnh mạch liên tục 1-4 mg/phút.

Liều dùng thông thường cho người lớn bị suy thận:

Liều sẽ được giảm xuống 12mg/kg; Liều sẽ được giảm đến 1/3 so với liều ban đầu ở bệnh nhân suy thận hoặc suy tim và 2/3 ở bệnh suy thận hoặc suy tim nặng.

Liều dùng thôn thường cho người lớn bị suy gan: liều sẽ được giảm 50%. 

Liều dùng thuốc procainamide cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng thông thường cho trẻ em bị loạn nhịp tim: trẻ sẽ được truyền 20-30mg/kg/ngày chia làm 4 đến 6 giờ và không quá 4g/ngày;

Liều nạp: trẻ sẽ được truyền tĩnh mạch từ 3-6mg/kg trong 5 phút, không quá 100mg/liều. Liều có thể được lặp lại mỗi 5-10 phút và không vượt quá 15mg/kg/liều; Liều duy trì: trẻ sẽ được truyền tĩnh mạch từ 0,02-0,08mg/kg/phút, không quá 2g/24 giờ.

3. Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc procainamide như thế nào?

Procainamide thường được truyền tại phòng mạch bác sĩ, bệnh viện hoặc phòng khám.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quá liều khó có thể xảy ra.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quên liều khó có thể xảy ra.

4. Tác dụng phụ Tức ngực

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc procainamide?

Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như:

Đau, sưng hoặc đỏ ở chỗ chích; Phản ứng dị ứng trầm trọng (phát ban, ngứa, khó thở, siết chặt ngực, sưng miệng, mặt, môi hoặc lưỡi); Phát ban trên khuôn mặt; Tức ngực; Nước tiểu đậm; Phiền muộn; Bệnh tiêu chảy; Chóng mặt; Ngất xỉu; Nhịp tim nhanh, chậm hoặc không đều; Sốt, ớn lạnh hoặc đau họng; Ảo giác; Ăn mất ngon; Tâm trạng dễ thay đổi; Đau miệng hoặc kích ứng; Buồn nôn; Phân nhạt màu; Động kinh; Đau bụng; Mệt mỏi trầm trọng hoặc dai dẳng; Khó thở; Khớp sưng hoặc đau; Bầm tím hoặc chảy máu bất thường; Mệt mỏi bất thường hoặc cơ thể yếu ớt; Nôn; Thở khò khè; Vàng da hoặc vàng mắt.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

5. Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc procainamide, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này; Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc procainamide; Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng); Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi; Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc procainamide trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

6. Tương tác thuốc

Thuốc procainamide có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc procainamide có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với thuốc procainamide bao gồm:

Thuốc chống loạn nhịp (amiodarone, quinidine), thuốc kháng cholinergic (hyoscyamine), arsenic, astemizole, cisapride, dofetilide, droperidol, cimetidine, kháng sinh ketolide (telitromycin), kháng sinh macrolide (erythromycin), phenothiazin (chlorpromazine), chất ức chế phosphodiesterase loại 5 (sildenafil), pimozide, kháng sinh quinolone (ciprofloxacin), chất đối kháng thụ thể serotonin (dolasetron), terfenadine, trimethoprim hoặc ziprasidone; Các thuốc chẹn cơ và thần kinh (succinylcholine). 

Thuốc procainamide có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc procainamide?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, bao gồm:

Bạn đang mang thai, dự định mang thai hoặc cho con bú; Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc theo toa hoặc thuốc theo toa, chế phẩm thảo dược hoặc chế độ ăn kiêng bổ sung; Bạn bị dị ứng với thuốc, thực phẩm hoặc các chất khác; Nếu bạn có tiền sử bệnh gan hoặc thận, suy tim sung huyết, đau tim hoặc các vấn đề về tim, vấn đề tủy xương, các vấn đề về máu (lượng tiểu cầu hoặc bạch cầu thấp); suy nhược cơ hay nhiễm độc digitalis (digoxin).

7. Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản procainamide như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

8. Dạng bào chế

Thuốc procainamide có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc procainamide có dạng dung dịch với hàm lượng 100mg/ml và 500mg/ml.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về thuốc Procainamide. Các bạn có thể tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về thuốc. Nhưng lời khuyên cho các bạn nên nghe lời tư vấn của bác sĩ để sử dụng thuốc một cách an toàn nhất.

Ngày:22/10/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM