Những tính năng hữu ích trong Revit mà bạn nên biết

Dưới đây là top 12 công cụ hữu ích nhất nhưng lại ít được sử dụng nhất của các bạn mới làm quen với Revit mà eLib biên soạn. Mọi người ở mọi trình độ và kỹ năng khác nhau đều có thể sử dụng những tính năng này, nhưng chúng đặc biệt hữu ích cho những bạn mới bắt đầu làm việc với Revit.

Những tính năng hữu ích trong Revit mà bạn nên biết

1. ALIGN (Phím tắt: AL) 

Có nhiều cách để  chỉnh sửa vị trí của đối tượng trong Revit, nhưng công cụ Align có lẽ là công cụ hiệu quả nhất. Trước hết, đây là 1 công cụ rất mạnh. Gần như mọi đối tượng mà bạn muốn di chuyển trong Revit đều có một vị trí tương quan với những đối tượng khác. Align giúp việc thực hiện điều này một cách nhanh chóng.

Chọn công cụ Align từ tab Modify. Chọn vào đối tượng muốn tham chiếu trước, sau đó click vào đối tượng bạn muốn dịch chuyển.

Một lý do nữa khiến cho công cụ này mạnh mẽ như vậy là bạn có thể vừa thực hiện lệnh Move và Rotate trên cùng 1 đối tượng chỉ với 1 lệnh duy nhất. Như hình minh họa bạn thấy ở bên dưới, chúng ta đã xoay một đối tượng quay lại vị trí vuông góc bằng cách align nó với bức tường.

Bất cứ khi nào bạn sử dụng lệnh Align, bạn sẽ để thấy có một biểu tượng hình chiếc ổ khóa nhỏ hiện ra. Bạn có thể bấm vào biểu tượng đó để khóa 2 đối tượng đó với nhau. Điều đó có nghĩa là nếu một đối tượng bị dịch chuyển, đối tượng còn lại cũng sẽ bị dịch chuyển theo.

Khi bạn đặt các đối tượng thư viện (component family) vào dự án, bạn sẽ thấy rằng có những mặt phẳng tham chiếu ngoài các cạnh biên hình học của đối tượng. Lý do là lệnh Align sẽ tự động hiển thị các ref plane/mặt phẳng tham chiếu của family đó. Trong family giường ngủ dưới đây, bạn có thể thấy rằng có 1 ref plane ở chính giữa của cái giường. Các ref plane sẽ không được nhìn thấy khi load vào dự án, nhưng bạn vẫn có thể bắt vào các ref plane khi sử dụng lệnh Align.

Chú ý: Trong môi trường chỉnh sửa family (Family Editor), bạn có thể đặt cho 1 ref plane giá trị “Not a Reference” cho tham biến “Is Reference” trong bảng Properties để tắt việc bắt align vào ref plane này (khá hữu ích trong trường hợp family có quá nhiều ref plane dễ gây nhầm lẫn khi sử dụng lệnh Align)

2. DETAIL LINES (Phím tắt: DL)  

Một điều than phiền phổ biến của người dùng mới là việc quá khó để lên ý tưởng mặt bằng và co kéo kích thước với các dimension trong Revit.

Công cụ Detail Lines sẽ giúp bạn điều này. Loại đường nét này sẽ chỉ hiện thị trong những view riêng biệt, và không ảnh hưởng gì đến mô hình 3D của dự án.

Khi bạn sử dụng các Detail Lines để dàn bố cục mặt bằng, sử dụng một đường line với màu nổi bật để dễ phân biệt với những đường line của đối tượng 3D, ví dụ như màu đỏ chẳng hạn.

Khi mà “mặt bằng nháp” của bạn đã hoàn tất, bạn có thể vẽ tường lên trên những đường line này bằng cách sử dụng tính năng Pick Lines (xem mục #7 bên dưới)

Bạn cũng có thể group các đường line nháp này lại và lưu nó vào một nơi khác phòng khi cần dùng lại.

3. THIN LINES (Phím tắt: TL)  

Revit là một phần mềm trực quan, mọi thứ sẽ được in ra giống như cách nó hiển thị trên màn hình. Điều này là rất hay, nhưng nó có thể gây phiền toái cho bạn khi bạn đang dựng mô hình. Độ dày nét có thể che khuất những đối tượng gần nhau và làm cho bạn bắt điểm không chính xác.

Để giải quyết vấn đề này, Revit cung cấp 1 tính năng gọi là Thin Lines. Bạn có thể tìm thấy công cụ này trong tab View hoặc sử dụng phím tắt TL. Khi bật lên, mọi đường nét sẽ chỉ có bề dày nét là 1 pixel (điểm ảnh) trên màn hình. Tính năng này chỉ có tác dụng trên màn hình hiển thị, các đối tượng được in ra sẽ sử dụng độ dày thực của nét thể hiện.

4. SELECTION BOX (Phím tắt: BX)  

Bạn sẽ tận dụng được tối đa sự hiệu quả khi sử dụng Revit bằng cách làm việc đồng thời trên cả view mặt bằng và 3D. Công cụ Selection Box cho phép bạn hiển thị đối tượng được chọn trong 3D view với một section box bao quanh đối tượng. Mọi thứ nằm ngoài section box này đều bị ẩn đi.

HÃY CẨN THẬN ĐỪNG GHI ĐÈ LÊN VIEW 3D MẶC ĐỊNH CỦA BẠNBạn nên chú ý : việc bật tắt Selection Box sẽ thay đổi view 3D mặc định của bạn. Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn giữ một bản sao lưu của view selection box của riêng đối tượng được chọn, bạn phải đổi tên view đó nếu không muốn nó bị ghi đè sau đó. View 3D mặc định sẽ có tên với cặp ngoặc nhọn {} ở 2 đầu.

5. HIDE IN VIEW (Phím tắt: EH)

Những “cựu binh” AutoCAD thường xóa nhầm những đối tượng quan trọng khi chuyển sang Revit. Xóa nhầm những đối tượng quan trọng như Levels (tầng) và Grids (lưới cột) có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng mà có thể tốn nhiều thời gian để sửa lại.

Có một cách mà bạn có thể ẩn một đối tượng trong một view trong khi vẫn giữ nó trong mô hình. Chọn vào đối tượng và sử dụng lệnh Hide (phím tắt: EH). Bạn cũng có thể dùng menu chuột phải để tìm ra lệnh này.

Click vào biểu tượng bóng đèn nhỏ ở phía dưới khung nhìn để hiển thị tất cả các đối tượng đã bị ẩn và cho nó hiển thị trở lại nếu cần thiết.

Sau này bạn có thể bắt đầu sử dụng những tính năng về bật/tắt hiển thị nâng cao hơn như menu Visibility/Graphics, nhưng Hide In View vẫn là một công cụ rất tốt dành cho người mới.

6. TEMPORARY DIMENSIONS  

Mỗi khi bạn chọn một đối tượng, bạn có thể thấy một số những đường thẳng nhỏ màu xanh nhạt xuất hiện. Chúng là những temporary dimensions/đường dim tạm. Thường sẽ có 2 đường dim tạm dọc và ngang đo khoảng cách của đối tượng được chọn với các đối tượng lân cận. Bạn có thể kéo những chấm tròn màu xanh để điều chỉnh vị trí tham chiếu của những đường witness line này.

Bạn có thể biến những đường dim tạm này thành đường dim thật bằng cách bấm vào biểu tượng nhỏ bên dưới giá trị của đường dim.

7. PICK LINES  

Khi vẽ tường hoặc sàn,… bạn thường sẽ phải vẽ các đường line 1 cách thủ công, tuy nhiên bạn có thể sử dụng tùy chọn vẽ bằng cách Pick Lines. Nó cho phép bạn click vào một đường line có sẵn để tạo ra một đối tượng khớp với đường line đó ngay lập tức. Trong ví dụ dưới đây, một bức tường được tạo ra bằng cách pick vào một đường line trên file CAD được link vào dự án.

Một công dụng nữa của chức năng này là có thể tạo ra đường bao của các đối tượng như sàn và mái. Ví dụ như bạn có thể sử dụng Pick Lines và click vào đường bao quanh của các bức tường. Bạn cũng có thể click vào biểu tượng ổ khóa để đảm bảo đường bao của sàn/mái được liên kết với các bức tường bao quanh.

8. CONSISTENT COLORS

Như bạn có thể thấy ở hình trên, Revit có sẵn 6 kiểu hiển thị khác nhau cho các bản vẽ. Một trong những kiểu hiển thị thú vị nhất là Consistent Colors. Đây là kiểu hiển thị đáp ứng cả 2 tiêu chí nhanh và chính xác và làm cho bản vẽ nhìn thú vị hơn kiểu Hidden Lines thường thấy. Một trong những cách làm việc hiệu quả nhất với Revit là mở song song view mặt bằng cùng view 3D ở chế độ Consistent Colors.

Bạn có thể thay đổi kiểu hiển thị của mô hình bằng cách nhấp vào biểu tượng hình khối hộp lập phương ở phía dưới màn hình.

9. AMBIENT SHADOWS  

Có 2 kiểu bóng (Shadow) trong Revit: Bóng đổ (Cast) và Bóng bản thân (Ambient). Kiểu bóng đổ bình thường thì khá phổ biển, nhưng hầu hết mọi người không biết về Ambient Shadow. Nó được dùng để tái hiện điều kiện chiếu sáng tự nhiên từ một bầu trời nhiều mây và sự phản chiếu từ các vật thể xung quanh. Bấm vào Graphic Display Options (tùy chọn hiển thị đồ họa) trong View settings. Chọn menu con Shadow và tick vào Show Ambient Shadows.

Kiểu bóng đổ này làm việc tốt nhất với kiểu hiển thị Consistent Colors. Hiệu ứng bóng bản thân đôi khi hơi quá mạnh với kiểu hiển thị Hidden Lines.

10. OVERRIDE GRAPHICS IN VIEW  

Một than phiền phổ biến nữa của người mới đó là khó khăn trong việc thay đổi đường nét thể hiện của một hoặc nhiều đối tượng nhất định. Hãy thử sử dụng tính năng Override Graphics In View. Chọn một đối tượng và bấm chuột phải để tìm trong menu ngữ cảnh của nó. Bạn sẽ có thể ghi đè các thông số về kiểu nét, dạng hoa văn, độ trong suốt và làm mờ của đối tượng đó. Việc ghi đè này chỉ có tác dụng trong từng view riêng lẻ.

 

Như vậy bài viết đã hướng dẫn cho bạn Những tính năng hữu ích trong Revit. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn đang có mong muốn chinh phục lấy Revit. Chúc các bạn thực hiện thao tác thật thành công!

Ngày:20/07/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM