10 Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 7 năm 2020 có đáp án

eLib giới thiệu đến các em tài liệu 10 Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 7 năm 2020 có đáp án được biên soạn, tổng hợp và sưu tầm đầy đủ từ các trường THCS, giúp các em rèn luyện kĩ năng làm bài thi. Mời các em cùng theo dõi.

10 Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 7 năm 2020 có đáp án

1. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 7 - số 1

TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM

ĐẾ THI HK1

Năm học 2020-2021

Môn: Sinh học - Lớp 7

Thời gian: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1. Ý nghĩa sinh học của việc giun đũa cái dài và mập hơn giun đũa đực là

A. Giúp con cái bảo vệ trứng trong điều kiện sống kí sinh.

B. Giúp tạo và chứa đựng lượng trứng lớn.

C. Giúp tăng khả năng ghép đôi vào mùa sinh sản.

D. Giúp tận dụng được nguồn dinh dưỡng ở vật chủ.

Câu 2. Giun đũa loại các chất thải qua

A. Huyệt

B. Miệng

C. Bề mặt da

D. Hậu môn

Câu 3. Để phòng chống giun dẹp kí sinh, cần phải:

A. Ăn chín, uống sôi

B. Diệt giun sán định kì

C. Diệt các vật chủ trung gian

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4. Phát biểu nào sau đây về sán lá gan là đúng?

A. Thích nghi với lối sống bơi lội tự do.

B. Cơ thể đối xứng tỏa tròn.

C. Sán lá gan không có giác bám.

D. Sán lá gan có cơ quan sinh dục lưỡng tính.

Câu 5. Trùng biến hình di chuyển được nhờ

A. Các lông bơi

B. Roi dài

C. Chân giả

D. Không bào co bóp

Câu 6. Trong các phương pháp sau, phương pháp nào được dùng để phòng chống bệnh sốt rét?

1. Ăn uống hợp vệ sinh.

2. Mắc màn khi ngủ.

3. Rửa tay sạch trước khi ăn.

4. Giữ vệ sinh nơi ở, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh.

Phương án đúng là

A. 1; 2.

B. 2; 3.

C. 2; 4.

D. 3; 4.

Câu 7. Trong việc phòng bệnh sốt rét, người ta muốn hạn chế sự sinh trưởng của bọ gậy bằng các nào?

A. Khai thông cống rãnh

B. Phun thuốc diệt muỗi

C. Ngủ phải có màn

D. Cả A và B đúng

Câu 8. So với kích thước của hồng cầu, thì trùng kiết lị có kích thước

A. Lớn hơn

B. Nhỏ hơn

C. Bằng nhau

D. Không xác định được

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: Đặc điểm cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của giun đũa?

Câu 2: Sơ đồ vòng đời sán lá gan.

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

B

D

D

D

C

C

D

A

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1:

- Cấu tạo ngoài:

+ Hình trụ dài 25 cm

+ Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể ® giúp giun không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột non người.

- Cấu tạo trong:

+ Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển

+ Chưa có khoang cơ thể chính thức

+ Ống tiêu hóa thẳng: từ lỗ miệng ® hậu môn

+ Tuyến sinh dục dài và cuộn khúc.

Câu 2: Sơ đồ vòng đời sán lá gan:

---------------------------0.0-------------------------

2. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 7 - số 2

TRƯỜNG THCS NGUYỄN NGHIÊM

ĐẾ THI HK1

Năm học 2020-2021

Môn: Sinh học - Lớp 7

Thời gian: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1.  Ruột khoang chủ yếu sinh sản bằng cách

A. Sinh sản vô tính

B. Sinh sản hữu tính

C. Tái sinh

D. Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính

Câu 2. Hình thức dinh dưỡng của trùng biến hình là

A. Tự dưỡng

B. Dị dưỡng

C. Tự dưỡng và dị dưỡng

D. Kí sinh

Câu 3. Trùng biến hình sinh sản bằng hình thức

A. Phân đôi

B. Tiếp hợp

C. Nảy chồi

D. Phân đôi và tiếp hợp

Câu 4. Cơ thể ruột khoang có kiểu đối xứng nào?

A. Đối xứng tỏa tròn.

B. Đối xứng hai bên.

C. Đối xứng lưng – bụng.

D. Đối xứng trước – sau.

Câu 5. Loài ruột khoang nào không di chuyển?

A. San hô và sứa

B. Hải quỳ và thủy tức

C. San hô và hải quỳ

D. Sứa và thủy tức

Câu 6. Điều nào sau đây KHÔNG phải điểm giống nhau của trùng biến hình và trùng giày

A. Chỉ có 1 nhân

B. Là động vật đơn bào, thuộc nhóm động vật nguyên sinh.

C. Cơ thể không có hạt diệp lục

D. Dị dưỡng.

Câu 7. Hải quỳ và san hô đều sinh sản

A. Sinh sản vô tính

B. Sinh sản hữu tính

C. Sinh sản vô tính và hữu tính

D. Tái sinh

Câu 8. Đặc điểm nào dưới đây không có ở hải quỳ?

A. Kiểu ruột hình túi.

B. Cơ thể đối xứng tỏa tròn.

C. Sống thành tập đoàn.

D. Thích nghi với lối sống bám.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người?

Câu 2: Nêu tác hại của trùng kiết lị, sốt rét đối với sức khỏe con người?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

A

B

A

A

C

A

A

C

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1:

- Cơ quan bám tăng cường ( 4 giác bám, một số có thêm móc bám).

- Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng qua thành cơ thể (hiệu quả hơn qua ống tiêu hóa nhiều lần).

- Mỗi đốt có một cơ quan sinh sản lưỡng tính à hàng trăm đốt có đến hàng trăm cơ quan sinh sản lưỡng tính.

Câu 2:

- Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu ở đó, gây chảy máu. Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa chạy kịp thời.

- Trùng sốt rét gây bệnh sốt rét cho người:

+ Gây thiếu máu: Do ký sinh trùng vào trong máu nên chúng phá vỡ hàng loạt hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, da xanh, môi thâm, mệt mỏi, gầy yếu.

+ Gan to, lách to.

+ Trẻ em bị mắc bệnh sốt rét cơ thể còi cọc chậm lớn, kém thông minh.

+ Phụ nữ có thai mắc sốt rét dễ gây sảy thai, đẻ non hoặc khi sinh nở dễ mắc phải những tai biến.

---------------------------0.0-------------------------

3. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 7 - số 3

TRƯỜNG THCS LÊ LỢI

ĐẾ THI HK1

Năm học 2020-2021

Môn: Sinh học - Lớp 7

Thời gian: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1. Quá trình tiêu hóa ở trùng giày là

A. Thức ăn – không bào tiêu hóa – ra ngoài mọi nơi

B. Thức ăn – miệng – hầu – thực quản – dạ dày – hậu môn

C. Thức ăn – màng sinh chất – chất tế bào – thẩm thấu ra ngoài

D. Thức ăn – miệng – hầu – không bào tiêu hóa – không bào co bóp – lỗ thoát

Câu 2. Tiêu hóa thức ăn ở trùng giày nhờ

A. Men tiêu hóa

B. Dịch tiêu hóa

C. Chất tế bào

D. Enzim tiêu hóa

Câu 3. Hình thức dinh dưỡng của trùng kiết lị là

A. Kí sinh

B. Tự dưỡng

C. Dị dưỡng

D. Tự dưỡng và dị dưỡng

Câu 4. Trong các biện pháp sau, biên pháp nào giúp chúng ta phòng tránh đc bệnh kiết lị?

A. Mắc màn khi đi ngủ.

B. Diệt bọ gậy.

C. Đậy kín các dụng cụ chứa nước.

D. Ăn uống hợp vệ sinh.

Câu 5. Trùng sốt rét lây nhiễm qua đường

A. Đường hô hấp

B. Đường tiêu hóa

C. Đường máu

D. Cách khác

Câu 6. Phương thức dinh dưỡng thường gặp ở ruột khoang là

A. Quang tự dưỡng.

B. Hoá tự dưỡng.

C. Dị dưỡng.

D. Dị dưỡng và tự dưỡng kết hợp.

Câu 7. Thủy tức hô hấp

A. Bằng phổi

B. Bằng mang

C. Bằng toàn bộ bề mặt cơ thể

D. Bằng cả ba hình thức

Câu 8. Thủy tức tiêu hóa ở

A. Tế bào gai

B. Tế bào sinh sản

C. Túi tiêu hóa

D. Chất nguyên sinh

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: Giải thích vòng đời của giun kim:

Giun gây cho trẻ em phiền toái nào? Do thói quen nào ở trẻ mà giun khép kín được vòng đời.

Câu 2: Hình dạng cấu tạo của trai?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

D

D

A

D

C

C

C

C

 

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1:

- Gây cho trẻ em ngứa ngáy về đêm.

- Giun kim đẻ trứng ở cửa hậu môn của trẻ vì ở đó thoáng khí. Vì ngứa ngáy trẻ em đưa tay ra gãi và do thói quen mút tay, liền đưa luôn trứng vào miệng tạo cho vòng đời của giun được khép kín.

Câu 2: Sơ đồ vòng đời của giun đũa:

Vỏ trai

- Gồm hai mảnh vỏ, gắn  với nhau nhờ bản lề.

- Vỏ trai: 3 lớp

+ Lớp sừng

+ Lớp đá vôi

+ Lớp xà cừ

Cơ thể trai

- Trong 2 mảnh vỏ là cơ thể trai.

- Cấu tạo:

+ Ngoài: áo trai tạo thành khoang áo có ống hút và ống thoát nước

+ Giữa: tấm mang

+ Trong: thân trai và chân trai

---------------------------0.0------------------------

4. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 7 - số 4

TRƯỜNG THCS PHÚ HÒA

ĐẾ THI HK1

Năm học 2020-2021

Môn: Sinh học - Lớp 7

Thời gian: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1. Hình thức sinh sản vô tính của thuỷ tức là gì?

A. Phân đôi.

B. Mọc chồi.

C. Tạo thành bào tử.

D. Ý A và B đều đúng.

Câu 2. Ở thuỷ tức đực, tinh trùng được hình thành từ

A. Tuyến hình cầu.

B. Tuyến sữa.

C. Tuyến hình vú.

D. Tuyến bã.

Câu 3. Sán lá gan được xếp chung với ngành giun dẹp vì

A. Chúng có lối sống kí sinh

B. Chúng đều có lá sán

C. Cơ thể dẹp có đối xứng hai bên

D. Chúng có lối sống tự do

Câu 4. Mỗi ngày, sán lá gan đẻ bao nhiêu trứng

A. 1000 trứng

B. 2000 trứng

C. 3000 trứng

D. 4000 trứng

Câu 5. Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với sống kí sinh là

A. Mắt và giác quan phát triển

B. Hệ tiêu hóa tiêu giảm

C. Mắt và lông bơi tiêu giảm, các giác bám phát triển

D. Hệ sinh dục lưỡng tính

Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây có ở sán dây?

A. Sống tự do.

B. Mắt và lông bơi phát triển.

C. Cơ thể đơn tính.

D. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên.

-----Còn tiếp-----

5. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 7 - số 5

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU

ĐẾ THI HK1

Năm học 2020-2021

Môn: Sinh học - Lớp 7

Thời gian: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1. Vì sao thủy tức trao đổi khí qua thành cơ thể?

A. Vì chúng có ruột dạng túi

B. Vì chúng không có cơ quan hô hấp

C. Vì chúng không có hậu môn

D. Vì chưa có hệ thống tuần hoàn

Câu 2. Đặc điểm của hệ thần kinh của thuỷ tức là?

A. Hệ thần kinh hình lưới.

B. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

C. Hệ thần kinh dạng ống.

D. Hệ thần kinh phân tán, chưa phát triển.

Câu 3. Thủy tức hô hấp

A. Bằng phổi

B. Bằng mang

C. Bằng toàn bộ bề mặt cơ thể

D. Bằng cả ba hình thức

Câu 4. Ngành giun dẹp, loài nào sống tự do

A. Sán lông

B. Sán lá

C. Sán dây

D. Không loài nào

Câu 5. Vật chủ trung gian thường thấy của sán lá gan là gì?

A. Cá.                    B. Ốc                     C. Trai.           D. Hến.

Câu 6. Đặc điểm chung nổi bật nhất ở các đại diện ngành Giun dẹp là gì?

A. Ruột phân nhánh.

B. Cơ thể dẹp.

C. Có giác bám.

D. Mắt và lông bơi tiêu giảm.

-----Còn tiếp-----

6. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 7 - số 6

TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN

ĐẾ THI HK1

Năm học 2020-2021

Môn: Sinh học - Lớp 7

Thời gian: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1. Giun đũa chui được qua ống mật nhờ đặc điểm nào sau đây?

A. Cơ dọc kém phát triển.

B. Không có cơ vòng.

C. Giác bám tiêu giảm.

D. Đầu nhọn.

Câu 2. Giun đũa gây ảnh hưởng như thế nào với sức khỏe con người?

A. Hút chất dinh dưỡng ở ruột non, giảm hiệu quả tiêu hoá, là cơ thể suy nhược.

B. Số lượng lớn sẽ làm tắc ruột, tắc ống dẫn mật, gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

C. Sinh ra độc tố gây hại cho cơ thể người.

D. Ý A và B đều đúng.

Câu 3. Ý nghĩa sinh học của việc giun đũa cái dài và mập hơn giun đũa đực là

A. Giúp con cái bảo vệ trứng trong điều kiện sống kí sinh.

B. Giúp tạo và chứa đựng lượng trứng lớn.

C. Giúp tăng khả năng ghép đôi vào mùa sinh sản.

D. Giúp tận dụng được nguồn dinh dưỡng ở vật chủ.

Câu 4. Giun dẹp có bao nhiêu loài

A. 1 nghìn loài

B. 2 nghìn loài

C. 3 nghìn loài

D. 4 nghìn loài

Câu 5. Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải là đặc điểm chung của ngành Giun dẹp

A. Cơ quan sinh dục phát triển, đẻ nhiều

B. Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên

C. Có hậu môn

D. Có giác bám

-----Còn tiếp-----

7. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 7 - Số 7

Trường THCS LINH TRUNG

Năm học 2020 - 2021

Môn Sinh học 7

Thời gian làm bài: 45 phút

Số câu: 8 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận.

8. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 7 - Số 8

Trường THCS VÕ NGUYÊN GIÁP

Môn Sinh học 7

Năm học 2020-2021

Thời gian làm bài: 45 phút

Số câu: 8 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận.

9. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 7 - Số 9

Trường THCS NGUYỄN THỊ ĐỊNH

Môn Sinh học 7

Năm học 2020-2021

Thời gian: 45 phút

Số câu: 10 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận.

10. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 7 - Số 10

Trường THCS NGUYỄN VIẾT XUÂN

Môn Sinh học 7

Năm học 2020-2021

Thời gian: 45 phút

Số câu: 10 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận.

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:07/12/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM