Công nghệ 12 Bài 1: Vai trò và triển vọng phát triển của ngành KTĐT trong sản xuất và đời sống

Kĩ thuật điện tử là ngành kĩ thuật còn rất non trẻ so với các ngành nghề khác. Năm 1862, sự phát minh ra lý thuyết trường điệnt từ cùa Mắcxoen mới đặt nền móng cho kĩ thuật điện tử. Thế nhưng sự ra đời của nó đã làm thay đổi toàn bộ các hoạt động của thế giới.

Công nghệ 12 Bài 1: Vai trò và triển vọng phát triển của ngành KTĐT trong sản xuất và đời sống

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vai trò kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống

Kỹ thuật điện tử là ngành kỹ thuật mũi nhọn, hiện đại là đòn bẩy giúp các ngành khoa học khác phát triển. Kỹ thuật điện tử ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực:

a. Đối với sản xuất

- Điều khiển và tự động hoá các quá trình sản xuất, nhiều công nghệ mới đã xuất hiện làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm:

+ Chế tạo máy: Dùng nhiều loại máy cắt gọt kim loại làm việc theo chương trình kĩ thuật số
Trong ngành luyện kim: Nhiệt luyện bằng lò cảm ứng dùng dòng điện cao tần đã năng cao chất lượng sản phẩm.
+ Trong nhà máy sản xuất xi măng: Với các thiết bị điện tử, vi xử lí và máy tính, tự động theo dõi và điều khiển toàn bộ quá trình sản xuất ra thành phẩm.
+ Trong công nghiệp hoá học: Mạ, đúc chống ăn mòn kim loại.
+ Trong thăm dò khai thác: Dùng nhiều thiết bị điện tử.
+ Trong nông nghiệp: Kĩ thuật cao tần dùng vào chế biến hoa màu và thực phẩm. kĩ thuật lạnh và chiếu xạ giúp bảo quản thực phẩm.
+ Trong ngư nghiệp: Dùng máy siêu âm đánh bắt cá.
+ Trong ngành giao thông vận tải: Ứng dụng đo đạt thông số bay, chỉ huy các chuyến bay, dẫn đường tàu biển, lái tự động, kiểm tra hành khách ra sân bay.
+ Trong bưu chính viễn thông: Nước ta từ kĩ thuật tương tự sang kĩ thuật số.
Ngành phát thanh truyền hình: Thông qua vệ tinh phủ sóng toàn quốc, truyền hình cáp,...

b. Đối với đời sống

- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người:

+ Trong ngành khí tượng thuỷ văn: Tự động đo đạt cung cấp dữ liệu báo cáo thời tiết nhanh, chính xác.
+ Trong lĩnh vực y tế: Tạo các máy điện tim, điện não, X quang, điện châm, siêu âm, chụp cắt lớp, máy chạy thận nhân tạo,. . . 
+ Trong các ngành thương mại, ngân hàng, tài chính, văn hoá, nghệ thuật. . . được ứng dụng và phát triển.
+ Các thiết bị điện tử thông dụng: Radiô, casset, ti vi, máy ghi hình,. . . 

1.2. Triển vọng của kĩ thuật điện tử

- Trong tương lai kĩ thuật điện tử đóng vai trò là bộ não cho các thiết bị và các quá trình sản xuất.
+ Nhờ các kỹ thuật điện tử mà có thể chế tạo ra các thiết bị đảm nhiệm được các công việc mà con người không thể đảm nhiệm được.
+ Nhờ các thiết bị điện tử mà các thiết bị có thể giảm nhỏ thể tích, giảm nhẹ trọng lượng và chất lượng ngày càng tăng.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Hãy nêu các ứng dụng kĩ thuật điện tử trong sản xuất mà em biết?

Hướng dẫn giải

Chế tạo máy, ngành luyện kim, nhà máy sản xuất xi măng, công nghiệp hóa học, công việc thăm dò khai thác, trong nông nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính - viễn thông, ngành phát thanh truyền hình,...

Câu 2: Hãy nêu ứng dụng kĩ thuật điện tử trong đời sống mà em biết?

Hướng dẫn giải

Trong ngành khí tượng thuỷ văn
Trong lĩnh vực y tế
Trong ngành thương mại, ngân hàng, tài chính, văn hoá, nghệ thuật
Các thiết bị điện tử dân dụng ...

Câu 3: Nêu các thiết bị điện tử có ưu điểm thu nhỏ thể tích mà chức năng và chất lượng càng cao mà em biết?

Hướng dẫn giải

Máy vi tính xách tay, màn hình tinh thể lỏng,...

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1. Nêu vai trò của kĩ thuật điện tử đối với sản xuất và đời sống.

Câu 2. Hãy nêu những ứng dụng của kĩ thuật điện tử được dùng trong gia đình em.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Kĩ thuật điện tử được ứng dụng trong các lĩnh vực

A. Trong hầu hết các lĩnh vực phục vụ sản xuất và đời sống
B. Thông tin liên lạc và bưu chính - viễn thông
C. Truyền thanh, truyền hình
D. Công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp.

Câu 2: Các thiết bị điện tử phục vụ sinh hoạt như:

A. TV, casset, đầu đĩa CD, VCD, DVD, máy tính điện tử, vv...
B. Nồi cơm điên, máy giặt
C. Lò vi sóng
D. Tủ lạnh.

Câu 3: Máy giặt (hiện đại) là loại

A. Thiết bị cơ khí.
B. Thiết bị điện.
C. Thiết bị cơ – điện.
D. Thiết bị cơ điện được điều khiển bằng mạch điện tử hoạt động theo chương trình lập sẵn.

Câu 4: Thiết bị điện tử ngày càng trở nên gọn nhẹ, chất lượng ngày càng cao vì:

A. Kĩ thuật chế tạo các linh kiện ngày càng cao làm thể tích và khối lượng của nó ngày càng nhỏ.

B. Công nghệ lắp ráp ngày càng tinh vi, chính xác làm các mạch lắp ráp nhỏ lại.

C. Phát minh ra các linh kiện mới như IC, ... có kích thước rất nhỏ, độ tin cậy cao mà nó có thể thay thế cho cả mạch điện tử phức tạp

D. Tất cả các yếu tố trên.

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Vai trò và triển vọng phát triển của ngành KTĐT trong sản xuất và đời sống Công Nghệ 12 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

- Vai trò và triển vọng phát triển của ngành kĩ thuật điện tử trong sản suất và đời sống.

- Có thể chỉ ra những ứng dụng trong sản xuất và đời sống của ngành kĩ thuật điện tử. Đặc biệt các vật dụng điện tử trong gia đình, địa phương

- Học sinh tự nhận thấy vai trò và triển vọng của ngành điện tử, từ đó có thể định hướng được nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.

  • Tham khảo thêm

Ngày:23/07/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM