Lịch sử 11 Bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921- 1941)

Bài học dưới đây cung cấp kiến thức về chính sách kinh tế mới và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong những năm 1921 đến 1941. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích hỗ trợ cho các em học sinh 11 trong quá trình học tập. Mời các em cùng tham khảo!

Lịch sử 11 Bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921- 1941)

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921 - 1925)

a. Chính sách kinh tế mới

- Hoàn cảnh lịch sử

  • Sau 7 năm chiến tranh liên miên, nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.
  • Tình hình chính trị không ổn định. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo loạn ở nhiều nơi.
  • Chính sách cộng sản thời chiến đã lạc hậu kìm hãm nền kinh tế, khiến nhân dân bất bình.
  • Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng.
  • Tháng 3/1921 Đảng Bôn-sê-vích quyết định thực hiện Chính sách Kinh tế mới (NEP) do Lê-nin đề xướng.

- Nội dung

+ Nông nghiệp: thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực, (ban hành thuế nông nghiệp).

+ Công nghiệp:

  • Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng.
  • Tư nhân xây dựng những xí nghiệp nhỏ,dưới 20 công nhân.
  • Khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga.
  • Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt.

=> Thực chất là chuyển nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát, khôi phục lại nền kinh tế hàng hóa.

- Tác dụng - ý nghĩa

  • Thúc đẩy kinh tế quốc dân chuyển biến rõ rệt, giúp nhân dân Xô viết vượt qua khó khăn, hoàn thành khôi phục kinh tế.
  • Là bài học đối với công cuộc xây dựng của một số nước xã hội chủ nghĩa. Nên Đảng Bôn sê Vích thực hiện chính sách kinh tế mới 3-1921.

Hình 1: Áp phích năm 1921 “Chúng ta tuyên chiến với hậu quả của chiến tranh”

b. Sự thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

- Tháng 12/1922 Đại hội Xô viết toàn Nga đã tuyên bố thành lập Liên Bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô).

- Gồm 4 nước cộng hòa, 4 quốc gia đầu tiên là Nga, Ukraina, Bêlôruxia và Zakapkazơ (Azecbaijan, Acmênia, Gruzia), đến năm 1940 có thêm 11 nước.

1.2. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 – 1941)

1.2.1. Những kế hoạch năm năm đầu tiên

a. Bối cảnh

- Đến năm 1925, Liên Xô cơ bản hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế => nhân dân Liên Xô bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.

b. Nhiệm vụ trọng tâm

Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

Nhiệm vụ công nghiệp hóa được thực hiện theo đường lối ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng: công nghiệp chế tạo máy móc và nông cụ, công nghiệp năng lượng, công nghiệp quốc phòng, ...

c. Quá trình thực hiện

- Quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa của Liên Xô được thực hiện thông qua những kế hoạch năm năm.

- Từ năm 1925 – 1941, nhân dân Liên Xô đã thực hiện 3 kế hoạch năm năm:

  • Lần thứ nhất (1928 – 1932).
  • Lần thứ hai (1933 – 1937).
  • Lần thứ 3 được thực hiện từ năm 1937, song, bị gián đoạn bởi cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức vào năm 1941.

d. Thành tựu

- Kinh tế:

  • Từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu, Liên Xô đã vươn lên trở thành 1 cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.
  • Hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp với 93% số hộ nông dân và hơn 90% diện tích ruộng đất được đưa vào nền nông nghiệp tập thể hóa. Sản xuất nông nghiệp cũng từng bước được cơ giới hóa.

- Văn hóa – giáo dục: thanh toán nạn mù chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước và tiến tới thực hiện phổ cập giáo dục THCS tại các thành phố lớn.

Hình 2: Một lớp học xóa mù chữ ở Liên Xô, năm 1926

- Xã hội: các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, chỉ còn lại 2 giai cấp lao động là công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức XHCN.

e. Ý nghĩa, hạn chế

- Ý nghĩa:

  • Liên Xô bước đầu xây dựng được cơ sở vật chất – kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
  • Tăng cường sức mạnh đất nước.
  • Nâng cao đời sống nhân dân.

- Hạn chế:

  • Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp.
  • Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ.
  • Chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân.

1.2.2. Quan hệ ngoại giao của Liên Xô

- Liên Xô đã từng bước phá vỡ chính sách bao vây, cô lập của các nước phương Tây:

  • Trong vòng 4 năm (1922 - 1925), Liên Xô đã được các cường quốc tư bản: Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật, lần lượt công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao.
  • Năm 1933, Mĩ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

- Vai trò và uy tín của Liên Xô ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.

2. Luyện tập

Câu 1: Chính sách kinh tế mới tác động đến nền kinh tế nước Nga như thế nào?

Gợi ý trả lời

Chính sách kinh tế mới có tác động lớn đến nền kinh tế Nga. Cụ thể:

- Nông nghiệp: Ngũ cốc năm 1921 là 37,6 triệu tấn, đến năm 1923 tăng gần gấp đôi.

- Công nghiệp:

  • Sản lượng gang + thép năm 1921 chỉ đạt 0,1 và 0,2 triệu tấn, đến năm 1923 tăng gấp 3 – 4 lần.
  • Điện tăng gấp đôi từ 0,55 triệu Kw/h lên 1,1 triệu Kw/h.

=> Kinh tế Nga phục hổi và phát triển nhanh chóng.

Câu 2: Việc thành lập Liên Bang Xô viết có ý nghĩa như thế nào?

Gợi ý trả lời

- Trong nước:

  • Thể hiện tinh thần đoàn kết, nhất trí của các dân tộc Nga.
  • Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến, đế quốc của Nga, Chủ nghĩa xã hội xác lập trên nước Nga, tạo điều kiện thuận lợi xây dựng CNXH sau này.
  • Khẳng định tính đúng đắn trong chính sách dân tộc của Lê – Nin, nhất là sự cần thiết phải đoàn kết các dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ở Liên Xô.
  • Góp phần chống lại sự chia rẽ dân tộc của các thế lực phản động trong và ngoài nước.

- Quốc tế:

  • Để lại bài học kinh nghiệm trong xây dựng và đoàn kết dân tộc.
  • Giáng đòn mạnh vào chính sách bao vây, cô lập, đàn áp nước Nga.
  • Trên thế giới hình thành 1 mô hình nhà nước XHCN đối lập hoàn toàn với TBCN.

Câu 4: Nêu những nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới

Gợi ý trả lời

- Bối cảnh: Chiến tranh từ 1914-1921 đã tàn phá nặng nề kinh tế nước Nga, sản lượng nông – công nghiệp giảm sút, bệnh dịch và nạn đói trầm trọng, bọn phản cách mạng gây bạo loạn; Nga đã thực hiện Chính sách kinh tế mới.

- Nội dung cơ bản:

  • Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực, thay bằng thuế lương thực.
  • Tự do buôn bán, mở lại các chợ.
  • Cho phép tư nhân mở các xí nghiệp nhỏ.
  • Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga.

- Ý nghĩa:

  • Phục hồi và phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.
  • Tạo cơ sở tiếp tục công cuộc xây dựng CNXH.

3. Trắc nghiệm Online 

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội Lịch sử 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Bài học cung cấp kiến thức về chính sách kinh tế mới và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.

Ngày:14/07/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM