Lịch sử 11 Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Sau cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại, một phong trào khởi nghĩa vũ trang mới dưới danh nghĩa Cần Vương đã diễn ra sôi nổi, kéo dài đến năm 1896. Bên cạnh đó, còn có những cuộc đấu tranh tự vệ của nông dân và nhân dân các dân tộc thiểu số vùng núi, tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Yên Thế. Và hôm nay, chúng ta sẽ học về những nội dung nêu trên thông qua bài "Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX" lịch sử 11

Lịch sử 11 Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phong trào Cần Vương bùng nổ

a. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ hiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương

Nguyên nhân:

- Sau hai Hiệp ước Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884), Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế mà đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi còn nhỏ tuổi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.

- Pháp tìm mọi cách loại trừ phái chủ chiến vì thế Tôn Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến đã ra tay trước.

Diễn biến:

- Đêm ngày 4 rạng ngày 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp tại đồn Mang Cá, toà Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, song do chuẩn bị thiếu chu đáo, sức chiến đấu của ta nhanh chóng giảm sút.

- Sáng ngày 5/7, Pháp phản công. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi và tam cung chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).

- Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên, vì vua mà kháng chiến.

→ Phong trào Cần Vương bùng nổ. Chiếu Cần vương đã thổi bùng phong trào đấu tranh chống Pháp sôi nổi, liên tục kéo dài 12 năm, đến cuối thế kỷ XIX mới chấm dứt.

b. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương

Phong trào Cần Vương phát triển qua 2 giai đoạn: 1885 - 1888 và 1888 - 1896:

Lược đồ những địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương

 * Tính chất: phong trào Cần Vương là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp mang ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.

1.2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX

a. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương

Khởi nghĩa Bãi Sậy - Khởi nghĩa Hương Khê:

Lược đồ khởi nghĩa Hương Khê

Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)

- Người lãnh đạo: Phạm Bành và Đinh Công Tráng.

- Địa bàn chiến đấu: căn cứ địa Ba Đình (xây dựng ở ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê - thuộc huyện Nga Sơn, Thanh Hóa).

→ Đánh giá:

+ Điểm mạnh: Là một căn cứ kiên cố với các công sự vững chắc; được tổ chức chặt chẽ với sự liên kết và yểm trợ lẫn nhau.

+ Điểm yếu: dễ dàng bị thực dân Pháp tập trung lực lượng để bao vây, cô lập. Khi bị kẻ địch cô lập, nghĩa quân không có con đường rút lui an toàn.

- Diễn biến chính:

+ Tháng 12/1866, thực dân Pháp tập trung 500 quân, mở cuộc tấn công vào căn cứ Ba Đình, nhưng thất bại.

+ Đầu năm 1887, Pháp lại huy động 2500 quân bao vây căn cứ Ba Đình.

+ Nghĩa quân Ba Đình đã chiến đấu anh dũng chống trả kẻ thù trong suốt 34 ngày đêm. Đến 20/1/1887, nghĩa quân buộc phải mở đường máu, rút chạy lên Mã Cao.

Lược đồ căn cứ Ba Đình

- Kết quả: thực dân Pháp sau khi chiếm được căn cứ, đã triệt hạ và xóa tên ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê ra khỏi bản đồ hành chính.

b. Phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX - Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)

Nguyên nhân:

- Kinh tế nông nghiệp sa sút đời sống nhân dân khó khăn, một bộ phận dân chúng phiêu tán lên vùng núi Yên Thế để sinh sống => Hộ sẵn sàng đấu tranh chống Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình.

- Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm => nhân dân Yên thế nổi dậy đấu tranh.

Lãnh đạo: Lương Văn Nắm (Đề Nắm), Hoàng Hoa Thám (Đề Thám).

Căn cứ: Yên Thế (Bắc Giang)

Hoạt động chủ yếu:

- Từ 1884 - 1892: do Đề Nắm lãnh đạo, nghĩa quân xây dựng hệ thống phòng thủ ở Bắc Yên Thế.

- Từ 1893 - 1897: do Đề Thám lãnh đạo, giảng hòa với Pháp hai lần, nghĩa quân làm chủ bốn tổng ở Bắc Giang.

- Từ 1898 - 1908: Căn cứ trở thành nơi hội tụ của nghĩa sĩ yêu nước.

- Từ 1909 - 1913: Pháp tấn công, nghĩa quân phải di chuyển liên tục.

Lược đồ khởi nghĩa Yên Thế

Kết quả, ý nghĩa:

- Kết quả: Ngày 10/02/1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

- Ý nghĩa:

+ Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.

+ Thể hiện ý chí, sức mạnh to lớn của nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về phương thức hoạt động, tác chiến, xây dựng căn cứ....

+ Đóng vai trò là vị trí chuyển tiếp, bản lề từ một cặp phạm trù cũ (phong kiến) sang một phạm trù mới (tư sản), khẳng định truyền thống yêu nước của dân tộc.

Nguyên nhân thất bại:

- Tương quan lực lượng quá chênh lệch, không có lợi cho nghĩa quân.

- Mang tính tự phát, chưa liên kết, tập hợp được lực lượng để phong trào thành phong trào đấu tranh trong cả nước.

2. Luyện tập

Câu 1: Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào?

Gợi ý trả lời

- Sau hai hiệp ước Hác – măng và Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp và hoàn thành cơ bản về cuộc xâm lược Việt Nam. 

- Trong khi đó, nhân dân vẫn nổi dậy các phong trào phản đối hai hiệp ước 1883 và 1884 diễn ra rất sôi nổi. Nhiều toán nghĩa quân hoạt động mạnh ở các vùng xung quanh Hà Nội, Bắc Ninh…

- Phong trào chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục phát triển.Dựa vào đó phái chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu mạnh tay hành động.

- Những hành động của phái chủ chiến nhằm chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp giành chủ quyền đất nước

- Trước sự uy hiếp cuả kẻ thù, phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Tất Thuyết quyết định đánh trước để giành thế chủ động.

- Cuộc phản công kinh thành Huế của phái chủ chiến đêm 4 ngày 5 tháng 4 năm 1885 cuối cùng bị thất bại. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Ngày 13/7/1885 lấy danh nghĩa Hàm Nghi, ông hạ chiếu Cần vương, kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.

Câu 2: Tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Gợi ý trả lời

- Địa bàn hoạt động của khởi nghĩa rộng cả bốn tỉnh Bắc Trung Kì.

- Khởi nghĩa kéo dài suốt 10 năm (Từ năm 1885 đến 1895).

- Lãnh đạo khởi nghĩa là những người có uy tín, đức độ tài năng như Phan Đình Phùng, Cao Thắng.

- Lực lượng nghĩa quân tham gia khởi nghĩa đông, gồm cả nam, nữ và gồm các dân tộc.

- Khởi nghĩa đã từng giành được những thắng lợi to lớn như trận phục kích địch ở núi Vụ Quang, tiêu diệt hàng chục tên địch.

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam Lịch sử 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Qua bài học các em nắm được những nội dung chính sau đây:

  • Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ hiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương.
  • Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương.
  • Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương: khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Hương Khê.
  • Phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX - Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913).
Ngày:03/08/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM