Lịch sử 11 Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Bài học dưới đây tóm tắt tình hình nước Đức với nhiều biến động giữa hai cuộc chiến tranh thế giới từ năm 1918 đến năm 1939. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích hỗ trợ cho các em học sinh 11 trong quá trình học tập. Mời các em cùng tham khảo!

Lịch sử 11 Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nước Đức trong những năm 1918 – 1923

1.1.1. Nước Đức và cao trào cách mạng 1918 – 1923

a. Tình hình nước Đức

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức là nước bại trận,bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng; mâu thuẫn xã hội gay gắt ⇒ cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng 11/1918 đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ cộng hòa tư sản (Cộng hòa Vaima).

- Tháng 6/1919, Đức kí hòa ước Véc-xai với những điều khoản hết sức nặng nề:

+ Nước Đức mất hết 1/8 đất đai, gần 1/12 dân số, 1/3 mỏ sắt, gần 1/3 mỏ than, 2/5 sản lượng gang, gần 1/3 sản lượng thép và gần 1/7 diện tích trồng trọt.

+ Đức phải bồi thường một khoản chiến phí là 100 tỷ mác.

⇒ Nước Đức lâm vào tình trạng khủng hoảng, kiệt quệ:

+ Đồng Mác sụt giá nghiêm trọng.

Hình 1: Lạm phát ở Đức năm 1920 – trẻ em dùng tiền làm diều giấy

+ Đời sống các tầng lớp nhân dân khó khăn, khổ cực.

b. Cao trào cách mạng 1918 – 1923

- Từ 1919 - 1923 phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động Đức dâng cao dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Đức => đỉnh cao là sự ra đời của nhà nước Cộng Hoà Ba-vi-e (1919), ...

- Từ 10/1923 cao trào cách mạng tạm lắng do sự đàn áp của chính quyền tư sản.

1.1.2. Những năm ổn định tạm thời (1924 – 1929)

Từ cuối năm 1923 kinh tế, chính trị, xã hội Đức ổn định.

- Về kinh tế

+ Năm 1925, sản xuất công nghiệp Đức phát triển mạnh và đến năm 1929 đã đứng đầu châu Âu.

+ Quá trình tập trung sản xuất diễn ra mạnh, các tập đoàn tư bản lớn xuất hiện, thâu tóm các ngành kinh tế chính.

- Chính trị:

+ Đối nội: chế độ cộng hòa Vaima được củng cố, quyền lực của giới tư bản độc quyền được tăng cường. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân, công khai tuyên truyền tư tưởng phục thù cho nước Đức.

+ Đối ngoại: vị trí quốc tế của Đức được phục hồi. Đức tham gia Hội Quốc liên, ký kế một số Hiệp ước với các nước tư bản châu Âu và Liên Xô.

1.2. Nước Đức trong những năm 1929 - 1939

1.2.1. Khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 1929 đã giáng đòn nặng nề làm kinh tế - chính trị - xã hội, Đức khủng hoảng trầm trọng.

- Để đối phó lại khủng hoảng, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hit-le thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức lên nắm chính quyền.

- Đứng đầu Đảng Quốc xã là Hit-le:

+ Công khai tuyên truyền tư tưởng phục thù cho nước Đức.

+ Chống cộng sản đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật và phân biệt chủng tộc.

+ Phát xít hoá bộ máy nhà nước.

+ Thiết lập nền chuyên chính độc tài do Hit-le làm thủ lĩnh tối cao và tuyệt đối.

- Đảng Cộng sản Đức kiên quyết đấu tranh song không ngăn cản được quá trình ấy.

- Ngày 30/1/1933, Hit-le lên làm Thủ tướng. Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức.

Hình 2: Tổng thống Hin đen bua trao quyền Thủ tướng cho Hit-le (30- 1- 1933)

1.2.2. Nước Đức trong thời kỳ Hit-le cầm quyền (1933 - 1939)

Trong thời kỳ cầm quyền (1933 - 1939) Hit-le đã thực hiện các chính sách tối phản động về chính trị, xã hội, đối ngoại.

- Chính trị

+ Công khai khủng bố của Đảng phái dân chủ tiến bộ, đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật.

+ Thủ tiêu nền cộng hòa Viama, thiết lập nền chuyên chính độc tài do Hit-le làm thủ lĩnh tối cao và tuyệt đối.

+ Tháng 2/1933, chính quyền phát xít Đức dựng lên “vụ đốt cháy nhà Quốc hội” để lấy cớ khủng bố, tàn sát những người cộng sản. Năm 1934 Tổng thống Hin-đen-bua qua đời. Hit-le tuyên bố hủy bỏ hoàn toàn nền cộng hòa Vaima, thay vào đó là nền “Chuyên chế độc tài khủng bố công khai” mà Hit-le là thủ lĩnh tối cao và tuyệt đối.

+ Năm 1934 Hit le xưng là quốc trưởng suốt đời.

Hình 3: Cuộc duyệt binh kỉ niệm 5 năm ngày Hit-le lên cầm quyền

- Kinh tế

+ Tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.

+ Thành lập Hội đồng kinh tế (7-1933), phục hồi công nghiệp, nhất là công nghiệp quân sự, giao thông vận tải, giải quyết thất nghiệp…

- Đối ngoại: chuẩn bị chiến tranh

+ Nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động.

+ Ra lệnh tổng động viên quân dịch (1935), xây dựng nước Đức trở thành một trại lính khổng lồ.

+ Ký với Nhật Bản “Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản” hình thành khối phát xít Đức - Italia - Nhật Bản.

+ Mục tiêu: Nhằm tiến tới phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.

2. Luyện tập

Câu 1: Tình hình nước Đức trong những năm 1918 – 1923 có những điểm nào nổi bật?

Gợi ý trả lời

- Là nước bại trận, chịu nhiều tổn thất nặng nề: kinh tế, chính trị và quân sự sụp đổ. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt dẫn tới bùng nổ cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng 11-1918

- Tháng 6-1919, Đức kí Hoà ước Véc-xai với những điều khoảng hết sức nặng nề

- Tháng 11-1918, cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ. Mùa hè 1919 nền cộng hoà Vaima ra đời

- Đảng Cộng Sản Đức (thành lập vào tháng 12-1918) đã trực tiếp lãnh đạo phong trào

- Trong bối cảnh đó, phong trào cách mạng tiếp tục dâng cao trong những năm 1919-1923

- Đỉnh cao phong trào là cuộc nổi dậy của công nhân vùng Ba-vi-e tháng 4-1919, dẫn đến sự thành lập nước Cộng Hoà Xô Viết Ba-vi-e

- 10-1923, công nhân Ham-buốt khởi nghĩa vũ trang nhưng thất bại.

Câu 2: Vì sao Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức?

Gợi ý trả lời

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã giáng đòn nặng nề làm kinh tế - chính trị - xã hội Đức khủng hoảng trầm trọng

- Để đối phó lại khủng hoảng, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít-le thủ lĩnh Đảng Quốc xã lên cầm quyền, Phát xít hoá chính quyền, thiết lập chế độ độc tài, khủng bố công khai

- Đảng Cộng sản Đức kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá trình ấy

- 30- 11- 1933, Hit-le lên làm thủ tướng. Chủ nghĩa Phát xít thắng thế ở Đức

Câu 3: Trong những năm 1933 – 1939, chính phủ Hít-le đã thực hiện chính sách kinh tế, chính trị và đối ngoại như thế nào?

Gợi ý trả lời

Trong những năm 1933-1939, Hít-le thực hiện các chính sách tối phản động về chính trị, kinh tế, đối ngoại

- Chính trị:

+ Công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật

+ Thủ tiêu nền cộng hoà Vai-ma, thiết lập nền chuyên chính độc tài do Hít-le lãnh đạo

- Kinh tế:

+ Tổ chức theo hướng tập trung mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự

+ 7- 1933, Hít-le thành lập Tổng hội đồng kinh tế điều hành hoạt động của các ngành kinh tế.

+ Thoát khỏi khủng hoảng, phát triển nhanh chóng. Năm 1938 công nghiệp Đức đã vượt qua các nước Châu Âu

- Đối ngoại

+ 10- 1933, Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động

+ 1935, Ra lệnh tổng động viên quân dịch, biến nước Đức trở thành một trại lính khổng lồ

+ Kí với Nhật Bản: “Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản”. Hình thành khối phát xít Đức - Ý - Nhật Bản

→Nhằm tiến tới phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới Lịch sử 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Bài học tóm tắt tình hình nước Đức với nhiều biến động giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

Ngày:14/07/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM