Lịch sử 10 Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu

Cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, ở các nước châu Âu đã có bước phát triển nhảy vọt trong lĩnh vực sản xuất. Đó là cuộc Cách mạng nhằm thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất thay thế cho lao động thủ công. Vì thực chất đây là cuộc Cách mạng kỹ thuật nhằm tạo ra năng suất lao động cao hơn Chủ nghĩa tư bản , củng cố nền tảng của chế độ mới. Để nắm vững những thành tựu chủ yếu của Cách mạng công nghiệp ở các nước Anh, Pháp, Đức như thế nào? Hệ quả của Cách mạng công nghiệp ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học “cách mạng công nghiệp ở Châu Âu” môn Lịch Sử 10.

Lịch sử 10 Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cách mạng công nghiệp ở Anh

a) Bối cảnh lịch sử

Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp, do:

- Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp.

- Cách mạng nổ ra sớm, chính quyền thuộc về giai cấp tư sản.

- Có hệ thống thuộc địa lớn.

b) Thành tựu:

* Những phát minh về máy móc

Máy kéo sợi Jenny

* Luyện kim: 

- Năm 1735, phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép.

- Năm 1784, lò luyện gang đầu tiên được xây dựng.

* Giao thông vận tải

- Tàu thuyền, tàu hỏa dùng máy móc hơi nước đua nhau ra đời, công nghiệp toàn thế giới nhanh chóng bước vào "thời đại máy hơi nước".

Tàu thủy chạy bằng hơi nước

- Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.

- Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên.

Chiếc tàu hỏa đầu tiên

→ Giữa thế kỷ XIX Anh trở thành công xưởng thế giới. Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân.

1.2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức

a) Pháp

- Từ những năm 30 của thế kỷ XIX, Cách mạng công nghiệp bắt đầu diễn ra và phát triển mạnh trong những năm 1850 - 1870.

- Tác động về kinh tế, xã hội:

+ Kinh tế Pháp vươn lên mạnh mẽ thứ 2 trên thế giới.

+ Bộ mặt Pari và các thành phố khác thay đổi rõ rệt.

b) Đức

- Cách mạng công nghiệp diễn ra vào những năm 40 của thế kỷ XIX với tốc độ nhanh kỷ lục.

- Trong nông nghiệp: máy móc thâm nhập và được đưa vào sử dụng nhiều: máy cày, bừa, máy giặt, sử dụng phân bón.

- Đặc điểm: cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra với tốc độ phát triển nhanh, kỷ lục.

1.3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp

a) Về kinh tế:

- Nâng cao năng suất lao động, làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội, xã hội hóa quá trình lao động của các nước tư bản.

- Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.

- Thúc đẩy sự chuyển biến của các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.

+ Nông nghiệp: Chuyển sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh. Quá trình cơ giới hóa nông nghiệp đã góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.

b) Về xã hội:

- Hình thành 2 giai cấp mới là: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

+ Tư sản công nghiệp: nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.

+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản không ngừng tăng lên.

2. Luyện tập

Câu 1: Ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước là gì?

Gợi ý trả lời:

Ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước:

- Máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người.

- Lao động bằng thủ công dần thay thế lao động bằng máy móc, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở Anh và châu Âu.

- Làm cho năng suất lao động tăng, thay đổi bộ mặt kinh tế Anh và châu Âu

- Dẫn đến sự ra đời của các ngành công nghiệp mới.

Câu 2: Cách mạng công nghiệp đã dẫn đến những thay đổi gì về kinh tế và xã hội ở nước Anh?

Gợi ý trả lời:

Cách mạng công nghiệp đã dẫn đến nhiều thay đổi về kinh tế - xã hội ở nước Anh:

- Cách mạng công nghiệp làm cho nền kinh tế Anh bước vào thời kì công nghiệp hóa, năng suất lao động ngày càng tăng.

- Góp phần làm củng cố địa vị của giai cấp tư sản Anh, làm cho chủ nghĩa tư bản Anh phát triển nhanh chóng và có điều kiện vươn lên cạnh tranh với các nước tư bản khác.

- Đến thế kỉ XIX, Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”.

- Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân và là thủ đô đầu tiên tiến lên con đường công nghiệp hóa.

Câu 3: Ý nghĩa của cách mạng công nghiệp với kinh tế Pháp, Đức?

Gợi ý trả lời:

* Đối với nước Pháp:

- Cách mạng công nghiệp đã đưa nền kinh tế Pháp vươn lên mạnh mẽ, công nghiệp Pháp đứng thứ hai thế giới, sau Anh.

- Bộ mặt Pa-ri và các thành phố thay đổi rõ rệt.

- Hệ thống đại lộ, nhà ga, cửa hàng,… được xây dựng thay thế các phố cũ chật hẹp.

* Đối với nước Đức:

- Giữa thế kỉ XIX, tốc độ phát triển công nghiệp của Đức đạt mức kỉ lục.

- Sản lượng than, sắt, thép,… tăng lên gấp nhiều lần.

- Việc sử dụng máy cày, máy bừa, máy gặt,… và dùng phân bón hóa học trong nông nghiệp đã làm cho năng suất tăng cao.

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài Cách mạng công nghiệp ở châu Âu Lịch sử 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau khi học bài các em nắm được các nội dung chính sau đây:

  • Cách mạng công nghiệp ở Anh: bối cảnh lịch sử và những thành tựu chủ yếu trên các lĩnh vực: máy móc, luyện kim, giao thông vận tải,...
  • Tóm tắt nội dung chính cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức.
  • Hệ quả của cách mạng công nghiệp: về kinh tế, về xã hội.
Ngày:04/08/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM