Địa lí 8 Bài 4: Thực hành: Phân tích hoàn lưu gió mùa ở châu Á

Qua bài học này sẽ giúp các em quan sát bản đồ khí hậu, giúp các em phân tích gió mùa của châu Á qua hai mùa Đông, Hạ và giúp các em xác định các vùng áp cao và áp thấp như thế nào. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây!

Địa lí 8 Bài 4: Thực hành: Phân tích hoàn lưu gió mùa ở châu Á

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục tiêu

- Nêu được nguồn gốc hình thành và sự thay đổi hướng gió của khu vực gió mùa châu Á

- Phân tích một lược đồ khí hậu

1.2. Nội dung tiến hành 

1.2.1. Phân tích hướng gió về mùa Đông

Hinh 4.1. Lược đồ phân bố khí áp và các hướng gió chính về mùa đông (tháng 1) ở khu vực khí hậu gió mùa châu Á

- Xác định và đọc tên các trung tâm áp thấp và áp cao.

  • Trung tâm áp Cao: Xi-bia, Axơ, Nam Đại Tây Dương, Nam Ấn Độ Dương.
  • Trung tâm áp Thấp: Ai-xơ-len, A-lê-út, Trung và Nam châu Phi, xích đạo và xích đạo Ô-xtrây-li-a.

- Xác định các hướng gió chính theo từng khu vực về mùa đông.

  • Đông Á: Tây Bắc – Đông Nam.
  • Đông Nam Á: Đông Bắc-Tây Nam.
  • Nam Á: Đông Bắc – Tây Nam.

Hướng gió theo mùa

Hướng gió mùa Đông (tháng 1)

Khu vực

Đông Á

Tây Bắc - Đông Nam

Đông Nam Á

Đông Bắc - Tây Nam

Nam Á

Đông Bắc – Tây Nam

1.2.2. Phân tích hướng gió về mùa Hạ

Hinh 4.2. Lược đồ phân bố khí áp và các hướng gió chính về mùa hạ (tháng 7) ở khu vực khí hậu gió mùa châu Á

- Xác định và đọc tên các trung tâm áp thấp và áp cao:

  • Trung tâm áp Cao: chí tuyến Bắc như Ha-Oai, chí tuyến Nam như Nam Thái Bình Dương, Nam Ấn Độ Dương và Ô-xtrây-li-a.
  • Trung tâm áp Thấp: I-Ran, vùng gần cực.

- Xác định các hướng gió chính theo từng khu vực về mùa hạ.

  • Đông Á: Đông Nam – Tây Bắc.
  • Đông Nam Á: Tây Nam – Đông Bắc.
  • Nam Á: Tây Nam – Đông Bắc.

Hướng gió theo mùa

Hướng gió mùa Hạ tháng 7

Khu vực

Đông Á

Đông Nam – Tây Bắc

Đông Nam Á

Tây Nam – Đông Bắc

Nam Á

Tây Nam – Đông Bắc

2. Tổng kết

a. Mùa Đông

  • Đông Á: Tây Bắc – Đông Nam (áp cao Xi-bia đến áp thấp A-lê-út)
  • Đông Nam Á: Đông Bắc - Tây Nam (áp cao Xi-bia đến áp thấp xích đạo, xích đạo Ô-xtrây-li-a).
  • Nam Á: Đông Bắc – Tây Nam (áp cao Xi-bia đến áp thấp xích đạo, xích đạo Ô-xtrây-li-a).

b. Mùa Hạ

  • Đông Á: Đông Nam – Tây Bắc (áp cao Ha-oai đến áp thấp I-Ran).
  • Đông Nam Á: Tây Nam – Đông Bắc (áp cao Nam Đại Tây Dương, Nam Ấn Độ Dương, Ô-xtrây-li-a đến áp thấp I-Ran).
  • Nam Á: Tây Nam – Đông Bắc (áp cao Nam Đại Tây Dương, Nam Ấn Độ Dương, Ô-xtrây-li-a đến áp thấp I-Ran).

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

- Nêu được nguồn gốc hình thành và sự thay đổi hướng gió của khu vực gió mùa châu Á.

- Những thuận lợi và khó khăn của hoàn lưu gió mùa, đặc biệt ảnh hưởng của gió mùa với Việt Nam.

- Rèn luyện các kĩ năng đọc, phân tích sự thay đổi khí áp và hướng gió trên lược đồ đường đẳng áp.

- Nêu được ý nghĩa của việc bố trí cơ cấu thời vụ cây trồng của nông dân nước ta.

Ngày:22/07/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM