Địa lí 8 Bài 18: Thực hành: Tìm hiểu Lào và Cam-pu-chia

Nhằm giúp các bạn học sinh rèn luyện kỹ năng biết tập hợp và sử dụng các tư liệu, để tìm hiểu địa lí một quốc gia thông qua bài thực hành Tìm hiểu Lào và Cam-pu-chia Địa lý 8, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 18 Địa lí 8. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

Địa lí 8 Bài 18: Thực hành: Tìm hiểu Lào và Cam-pu-chia

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục tiêu

- Học sinh biết tập hợp và sử dụng các tư liệu để tìm hiểu địa lí của một quốc gia.

1.2. Dụng cụ

- Lược đồ tự nhiên, kinh tế Cam- pu- chia.

- Lược đồ tự nhiên, kinh tế Lào.

2. Nội dung tiến hành

2.1. Hoạt động 1: Vị trí địa lí

Dựa vào hình 15.1 (SGK trang 52) cho biết Lào hoặc Cam-pu-chia:

- Thuộc khu vực nào, giáp nước nào, biển nào?

- Nhận xét khả năng liên hệ với nước ngoài của mỗi nước.

Gợi ý làm bài

1. Lào:

- Vị trí địa lí:

+ Thuộc khu vực Đông Nam Á.

+ Phía Bắc giáp Trung Quốc, Mi-an-ma.

+ Phía Đông giáp Việt Nam.

+ Phía Tây giáp Thái Lan.

+ Phía Nam giáp Cam-pu-chia.

+ Là quốc gia duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không giáp biển.

- Đường biên giới tiếp giáp với nhiều quốc gia, thuận lợi cho giao lưu hợp tác với các nước láng giềng thuộc khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên vị trí nằm sâu trong đất liền lại không giáp biển nên hạn chế trong giao lưu với các nước trên thế giới.

2. Cam-pu-chia:

- Vị trí địa lí:

+ Thuộc khu vực Đông Nam Á.

+ Tiếp giáp:

Phía Bắc giáp hạ Lào.

Phía Tây giáp Thái Lan.

Phía Đông giáp Việt Nam.

Phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan.

- Vị trí thuận lợi cho giao lưu liên hệ với các nước trong khu vực và trên thê giới bằng đường biên giới trên bộ và đường biển (vịnh Thái Lan).

2.2. Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên

Dựa vào hình 18.1 (SGK trang 62), 18,2 (SGK trang 63) và bài 14, trình bày về Lào hoặc Cam-pu-chia Theo các nội dung sau:

- Địa hình: các dạng núi, cao nguyên, đồng bằng trong lãnh thổ từng nước. 

- Khí hậu: thuộc đới khí hậu nào, chịu ảnh hưởng của gió mùa như thế nào? Đặc điểm của mùa khô, mùa mưa.

- Sông, hồ lớn.

- Nhận xét thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí, khí hậu đối với sự phát triển nông nghiệp.

Lược đồ tự nhiên, kinh tế Cam- pu- chia

Lược đồ tự nhiên, kinh tế Lào

Gợi ý làm bài

1. Lào:

  • Địa hình: 

- Chủ yếu là núi và cao nguyên, chi-ếm 90% diện tích.

+ Các dãy núi cao tập trung ở phía bắc, với nhiều đỉnh > 2000m.

+ Cao nguyên trải dài từ bắc xuống nam.

- Phía Tây Nam là đồng bằng châu thổ sông Mê Công màu mỡ.

  • Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa:

- Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió tâu nam từ biển thổi vào gây mưa nhiều.

- Mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ lục địa thổi đến mang theo không khí khô, lạnh.

  • Sông, hồ lớn: Sông Mê Công.
  • Thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lí, khí hậu với sự phát triển nông nghiệp: 

- Thuận lợi:

+ Khí hậu nhiệt đới nguồn nhiệt ẩm dồi dào, sông ngòi nhiều nước, đồng bằng phù sa màu mỡ,… thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

+ Đất lâm nghiệp còn nhiều diện tích rừng giàu.

- Khó khăn:

+ Không giáp biển nên mùa khô khí hậu khô hạn, khó khăn cho sản xuất nông nghiệp

+ Địa hình miền núi dễ xảy ra thiên tai sạt lở, xói mòn đất vào mùa mưa.

2. Cam-pu-chia: 

  • Địa hình:

- Chủ yếu là đồng bằng (chiếm 75% diện tích).

- Chỉ có một số dãy núi, cao nguyên ở vùng biên giới như dãy Đăng Rếch ở phía bắc, dãy Các-đa-môn ở phía tây, tây nam.

  • Khí hậu: 

Nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm:

- Mùa mưa do gió tây nam thổi từ vịnh Ben-gan qua vịnh Thái Lan đem hơi nước đến.

- Mùa khô có gió đông bắc từ lục địa mang không khí khô hanh.

  • Sông, hồ lớn: Sông Mê Công, sông Xrê-pôk và Biển Hồ, nguồn nước dồi dào
  • Thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lí, khí hậu với sự phát triển nông nghiệp:

- Thuận lợi: Đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nguồn nước dồi dào (có sông Mê Công, Biển Hồ) thuận lợi cho canh tác nông nghiệp (trồng lúa).

- Khó khăn: Mùa khô thiếu nước, mùa mưa có thể bị lũ lụt ảnh hưởng đến mùa màng.

2.3. Hoạt động 3: Điều kiện xã hội, dân cư

Dựa vào bảng 18.1 (SGK trang 64) nhận xét Lào hoặc Cam-pu-chia về:

- Số dân, gia tăng, mật độ dân số.

- Thành phần dân tộc, ngôn ngữ phổ biến, tôn giáo, tỉ lệ số dân biết chữ.

- Bình quân thu nhập đầu người.

- Tên các thành phố lớn, tỉ lệ dân cư thành thị.

-Nhận xét tiềm năng nguồn nhân lực để phát triển đất nước (về số lượng, trình độ văn hóa của dân cư).

Gợi ý làm bài

1. Lào

  • Số dân, gia tăng dân số, mật độ dân số:

- 5,5 triệu người

- Gia tăng tự nhiên: 2,3 %

- Mật độ: 23 người/km2

  • Thành phần dân tộc, ngôn ngữ phổ biến:

- Lào (50%), Thái (14%), Mông (13%), còn lại (23%)

- Ngôn ngữ: Lào

  • Tôn giáo:

- Đạo Phật (60%)

- Tôn giáo khác (40%)

  • Tỉ lệ dân biết chữ: 56%
  • Bình quân thu nhập đầu người: 317 USD/người
  • Tên các thành phố lớn: Viêng Chăn, Xa-van-na-khẹt, Luông Pha-băng
  • Tỉ lệ dân cư đô thị: 17%
  • Tiềm năng nguồn nhân lực để phát triển đất nước:

- Dân cư không quá đông, tuy nhiên gia tăng tự nhiên cao đem lại nguồn lao động trẻ, dồi dào mỗi năm.

- Trình độ dân trí thấp, thiếu nguồn lao động có chất lượng cao.

2. Cam- pu- chia

  • Số dân, gia tăng dân số, mật độ dân số:

- 12,3 triệu người

- Gia tăng tự nhiên: 1,7%

- Mật độ: 68 người/km2

  • Thành phần dân tộc, ngôn ngữ phổ biến:

- Khơme (90%), Việt (5%), Hoa (1%), khác (4%)

- Ngôn ngữ: Khơme

  • Tôn giáo:

- Đạo Phật (95%)

- Tôn giáo khác (5%)

  • Tỉ lệ dân biết chữ: 35%
  • Bình quân thu nhập đầu người: 280 USD/người
  • Tên các thành phố lớn: Phnôm Pênh, Bát-đom-boong
  • Tỉ lệ dân cư đô thị: 16%
  • Tiềm năng nguồn nhân lực để phát triển đất nước:

- Dân cư đông và tăng khá nhanh, đem lại nguồn lao động và thị trường rộng lớn.

- Trình độ dân trí thấp, chất lượng lao động còn yếu kém.

2.4. Hoạt động 4: Kinh tế

Sử dụng hình 18.1 (SGK trang 62) và 18.2 (SGK trang 63) để: Nêu tên ngành sản xuất, điều kiện để phát triển ngành, sản phẩm và phân bố ở Lào hoặc Cam-pu-chia.

Gợi ý làm bài

1. Lào

  • Trồng trọt: 

+ Điều kiện phát triển: 

- Đồng bằng phù sa màu mỡ phía tây nam.

- Nguồn nước sông dồi dào (Mê Công), mưa nhiều.

- Khí hậu nhiệt đới, nhiệt ẩm dồi dào.

+ Sản phẩm: 

- Cây lương thực: lúc gạo

- Cây công nghiệp: hạt tiêu

+ Phân bố: 

- Vùng đồng bằng ven sông Mê Công

- Vùng đồi thấp, cao nguyên phía Tây Nam.

  • CN thực phẩm:

+ Điều kiện phát triển: 

- Nguồn nước dồi dào

- Nguyên liệu từ ngành trồng trọt.

- Lao động dồi dào

- Cơ sở hạ tầng kĩ thuật khá phát triển (ở Viêng Chăn)

+ Sản phẩm: Các sản phẩm bánh kẹo, đồ khô

+ Phân bố:  Viêng Chăn

  • Chế biến lâm sản:

+ Điều kiện phát triển: Diện tích rừng khá lớn

+ Sản phẩm: Sản phẩm thủ công mĩ nghệ (tủ, kệ,…)

 + Phân bố: Trung Lào

3. Kết luận 

Sau khi học xong bài này các em cần biết:

- Tập hợp các tư liệu sử dụng chúng để tìm hiểu địa lí một quốc gia.

- Trình bày lại kết quả làm việc bằng văn bản (kênh chữ + kênh hình).

Ngày:03/08/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM