Địa lí 8 Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ trong chương trình Địa lí 8, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 42 Địa lí 8. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

Địa lí 8 Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vị trí, phạm vi lãnh thổ 

- Vị trí: 

  • Bắc: Giáp trung Quốc
  • Nam: Giáp miền Nam trung Bộ và Nam Bộ
  • Đông: Giáp Biển Đông 
  • Tây: Giáp Lào 

- Giới hạn: Thuộc hữu ngạn Sông Hồng . Từ Lai Châu đến Thanh Hoá

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

1.2. Địa hình cao nhất Việt Nam

  • Địa hình: Núi cao nhất, núi non trùng điệp, thung lũng sâu.
  • Hướng núi chính tây bắc-đông nam.
  • Sông suối nhiều ghềnh thác. 
  • Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.

Vùng núi Tây Bắc cao đồ sộ nhất cả nước

1.3. Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình 

  • Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm.
  • Khí hậu lạnh chủ yếu do núi cao. Tác động của gió mùa Đông Bắc đã giảm 
  • Mùa hạ đến sớn, gió Tây Nam khô nóng 
  • Bắc trung Bộ: Mưa chuyển dần về Thu Đông

1.4. Tài nguyên phong phú đa dạng được điều tra, khai thác 

  • Sông ngòi có giá trị lớn về thủy điện.
  • Khoáng sản: Có hàng trăm mỏ và điểm quặng
  • Tài nguyên rừng: nhiều gỗ và lâm sản quý
  • Tài nguyên biển: giàu hải sản, nhiều cảnh đẹp nổi tiếng.

Công ty thủy điện Hòa Bình

1.5. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai 

  • Bảo vệ rừng đầu nguồn
  • Chủ động phòng chống thiên tai.

2. Luyện tập

Câu 1: Dựa trên hình 42.1 (SGK trang 145) xác định vị trí và giới hạn của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Gợi ý làm bài

- Phạm vi: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến Thừa Thiên - Huế. 

- Tiếp giáp: phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông Bắc giáp miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, phía Nam giáp miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Lào.

Câu 2: Hãy quan sát hình 42.1 (SGK trang 145) và cho biết những dãy núi, những sông lớn nào có hướng tây bắc - đông nam?

Gợi ý làm bài

- Các dãy núi có hướng tây bắc - đông nam: Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, Trường Sơn Bắc.

- Các sông lớn có hướng tây bắc - đông nam: sông Đà, sông Mã, sông cả.

Câu 3: Hãy giải thích tại sao ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ mùa đông lại ngắn hơn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

Gợi ý làm bài

Vào mùa đông, các đợt gió mùa Đông Bắc lạnh đã bị chặn lại bởi dãy Hoàng Liên Sơn và suy yếu dần khi đi xuống phía nam. Do đó mùa đông ở đây đến muộn và kết thúc sớm, ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ (nơi đầu tiên và chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc ở nước ta).

Câu 4: Qua hình 42.2 (SGK trang 146), em có nhận xét gì về chế độ mưa của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

Gợi ý làm bài

- Lai Châu (Tây Bắc): mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều vào các tháng 6, 7, 8.

- Quảng Bình (Bắc Trung Bộ): có mùa mưa muộn hơn, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, mưa nhiều vào các tháng 9, 10, 11.

Câu 5: Hãy nêu giá trị tổng hợp của hồ Hòa Bình.

Gợi ý làm bài

Giá trị của hồ Hòa Bình:

- Hằng năm, công trình thủy điện Hòa Bình sản xuất được 8,16 tỉ kWh điện, cung ứng nguồn điện cho cả nước.

- Điều tiết nước cho hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình (cung cấp nước vào mùa khô, giảm đỉnh lũ cực đại vào mùa lũ), có tác động tích cực tới công tác thủy lợi vùng đồng bằng sông Hồng. Đặc biệt bảo đảm an toàn về mùa lũ cho Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

- Phát triển giao thông đường thủy.

-  Nuôi trồng thủy sản.

- Phát triển du lịch.

- Ngoài ra còn tăng cường độ ẩm không khí vùng Tây Bắc vào mùa khô hanh.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần: 

  • Đánh giá được ý nghĩa của vịtrí địa lí và phạm vi lãnh thổ của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
  • Biết được những đặc điểm cơ bản về địa hình, khí hậu và các nguồn tài nguyên của Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
  • Rèn kĩ năng đọc và phân tích bản đồ, biểu đồ.
Ngày:04/08/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM