Địa lí 8 Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về hiệp hội các nước Đông Nam Á trong chương trình Địa lí 8, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 17 Địa lí 8. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

Địa lí 8 Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á

Lược đồ các nước thành viên ASEAN

- Năm 1967, 5 nước: Thái Lan, In-đo-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Xin-ga-po thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

- Số lượng thành viên của ASEAN ngày càng tăng.

- Mục tiêu chung là giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực, xây dựng một công đồng hòa hợp, cùng nhau phát triển kinh tế - xã hội.

- Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tác tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên.

1.2. Hợp tác để phát triển kinh tế xã hội

- 3 nước Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a thành lập tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI.

- Thuận lợi:

  • Vị trí gần gũi thuận lợi cho việc giao thông đi lại hợp tác với nhau.
  • Có những nét tương đồng trong sản xuất, sinh hoạt, trong lịch sử nên rất dễ dàng hòa hợp.
  • Có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, văn hoá, xã hội để hợp tác phát triển kinh tế.

- Những biểu hiện của sự hợp tác:

  • Các nước cùng hợp tác phát triển kinh tế - xã hội.
  • Nước phát triển giúp đỡ nước còn kém phát triển hơn .
  • Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.
  • Xây dựng các hệ thống đường giao thông nối liền các nước trong khu vực.
  • Phối kết hợp cùng khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê-kông.
  • Đoàn kết , hợp tác cùng giải quyết những khó khăn trong quá trình phát triển.
  • Sự hợp tác đã đem lại nhiều kết quả trong kinh tế, văn hoá, xã hội mỗi nước.
  • Sự nỗ lực phát triển kinh tế của từng quốc gia và kết quả của sự hợp tác các nước trong khu vực đã tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế.

1.3. Việt Nam trong ASEAN

- Năm 1995, Việt Nam là thành viên của ASEAN.

- Khi trở thành thành viên của ASEAN, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ.

- Tham gia vào ASEAN, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng có nhiều thách thức cần vượt qua.

2. Luyện tập

Câu 1: Dựa vào hình 17.1 SGK, hãy cho biết 5 nước tham gia đầu tiên vào ASEAN, những nước nào tham gia sau Việt Nam?

Gợi ý làm bài

- 5 nước tham gia đầu tiên vào ASEAN:

  • Thái Lan
  • In-đô-nê-xi-a
  • Ma-lai-xi-a
  • Xin-ga-po
  • Phi-lip-pin

- Những nước tham gia tổ chức ASEAN sau Việt Nam là:

  • Lào
  • Mi-an-ma
  • Cam-pu-chia

Câu 2: Em hãy cho biết các nước Đông Nam Á có những điều kiện thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế?

Gợi ý làm bài

Những điều kiện thuận lợi giúp các nước Đông Nam Á hợp tác phát triển kinh tế:

  • Vị trí gần gũi, đường giao thông về cơ bản là thuận lợi.
  • Truyền thống văn hóa, sản xuất có nhiều nét tương đồng.
  • Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau, con người dễ hợp tác với nhau.
  • Có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên

3. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung sau:

- Sự ra đời và phát triển của hiệp hội các nước ASEAN.

- Mục tiêu hoạt động và thành tích đạt được trong kinh tế do sự hợp tác của các nước.

- Thuận lợi và khó khăn đối với VN khi gia nhập hiệp hội các nước ASEAN.

Ngày:03/08/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM