Địa lí 8 Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam

Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về đặc điểm sinh vật Việt Nam trong chương trình Địa lí 8, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 37 Địa lí 8. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

Địa lí 8 Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đặc điểm chung

Lược đồ đất và thực vật

  • Sinh vật rất phong phú và đa dạng.
  • Đa dạng về thành phần loài và gen.
  • Đa dạng về kiểu hệ sinh thái.
  • Đa dạng về công dụng và sản phẩm.

1.2. Sự giàu có về thành phần loài sinh vật

  • Nước ta có gần 30.000 loài sinh vật, sinh vật bản địa chiếm khoảng 50%
  • Thực vật: 14.600 loài.
  • Động vật: 11.200 loài.
  • Số loài quý hiếm.
  • Thực vật: 350 loài
  • Động vật: 365 loài.

1.3. Sự đa dạng về hệ sinh thái

  • Các hệ sinh thái tiêu biểu.
  • Hệ sinh thái ngập nước, đặc biệt là rừng ngập mặn.
  • Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa gồm rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá rừng tre nứa, rừng ôn đới núi cao.
  • Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên.
  • Hệ sinh thái nông nghiệp do con người tạo ra và duy trì để lấy lương thực thực phẩm và các sản phẩm cần thiết cho đời sống.

2. Luyện tập

Câu 1: Dựa vào vốn hiểu biết của mình, em hãy nêu những nhân tố tạo nên sự phong phú về thành phần loài của sinh vật nước ta và cho ví dụ.

Gợi ý làm bài

Những nhân tố tạo nên sự phong phú về thành phần loài của sinh vật nước ta:

- Môi trường sống thuận lợi:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên quanh năm nhận được lượng nhiệt lớn, ánh sáng dồi dào, độ ẩm lớn (>80%), lượng mưa dồi dào (1500 - 2000mm) thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển quanh năm của sinh vật.

+ Đất: đất feralit đồi núi vụn bở, độ phì cao; đất phù sa phì nhiêu, giàu mùn, tơi xốp...thuận lợi cho cây trồng phát triển xanh tốt.

- Ngoài các loài sinh vật bản địa (chiếm khoảng hơn 50%), nước ta còn là nơi gặp gỡ giao thoa của nhiều luồng sinh vật di cư tới như Trung Hoa, Hi-ma-lay-a, Ma-lai-xi-a, Ấn Độ - Mi-an-ma; các luồng này chiếm khoảng gần 50%.

Câu 2: Em hãy kể tên một số vườn quốc gia của nước ta. Các vườn quốc gia có giá trị như thế nào? Cho ví dụ.

Gợi ý làm bài

Các vườn quốc gia của nước ta:

- Giá trị các vườn quốc gia:

+ Giá trị khoa học:
• Bảo tồn nguồn gen sinh vật tự nhiên.
• Cơ sở để nhân giống và lai tạo giống mới.
• Là phòng thí nghiệm tự nhiên không có gì thay thế được.

+ Giá trị kinh tế — xã hội:
• Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống nhân dân địa phương (tạo việc làm, tăng thu nhập, phục hồi nghề truyền thống, các lễ hội tốt đẹp ở địa phương).
• Tạo môi trường sống tốt cho xã hội (chữa bệnh, phát triển thể chất, rèn luyện thân thể...).
• Xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên.

Vi dụ: Vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng) là vườn quốc gia đặc trưng cho hệ sinh thái rừng trên đảo ở nước ta, có loài khỉ quần đùi trắng là sinh vật tiêu biểu nhất . Đây là điểm nghỉ dưỡng lí tương thu hút hàng ngàn khách du lịch.

Câu 3: Rừng trồng và rừng tự nhiên có gì khác nhau?

Gợi ý làm bài

Phân biệt rừng trồng và rừng tự nhiên:

- Rừng trồng: cây cối thuần chủng, không có nhiều tầng, động vật rất ít.

- Rừng tự nhiên: cây cối đa dạng, nhiều tầng, có nhiều loài động vật (chim thú).

3. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung sau:

- Trình bày được đặc điểm chung của tài nguyên sinh vật nước ta (sự phong phú, đa dạng về thành phần loài và hệ sinh thái). Nắm được các kiểu hệ sinh thái rừng ở nước ta và phân bố của chúng.

- Nêu được giá trị của tài nguyên sinh vật, nguyên nhân của sự suy giảm và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật ở Việt Nam.

Ngày:04/08/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM