Địa lí 8 Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam

Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về đặc điểm đất Việt Nam trong chương trình Địa lí 8, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 36 Địa lí 8. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

Địa lí 8 Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đặc điểm chung của đất Việt Nam

Lược đồ phân bố đất chính ở Việt Nam

a. Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam

b. Nước ta có ba nhóm đất chính:

- Nhóm đất feralit vùng núi thấp:

  • Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên.
  • Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét.
  • Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al.
  • Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên. Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ…).
  • Thích hợp trồng cây công nghiệp

- Nhóm đất mùn núi cao:

  • Hình thành dưới thảm rừng nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao, 11%
  • Phân bố: chủ yếu là đất rừng đầu nguồn. Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao
  • Thích hợp trồng cây phòng hộ đầu nguồn.

- Nhóm đất phù sa sông và biển:

  • Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
  • Tính chất: phì nhiêu, dễ canh tác và làm thuỷ lợi, ít chua, tơi xốp, giàu mùn.
  • Tập trung tại các vùng đồng bằng: đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng: đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ..
  • Thích hợp sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,…

1.2. Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam

  • Đất là tài nguyên quý giá.
  • Phải sử dụng đất hợp lý.
  • Miền đồi núi: chống sói mòn, rửa trôi, bạc màu.
  • Miền đồng bằng ven biển. Cải tạo các loại đất mùn, đất phèn.

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy đọc lên các loại đất ghi ở hình 36.1 (SGK trang 126).

Gợi ý làm bài

Các loại đất ghi ở hình 36.1 (sgk):

- Núi, đồi:
+ Đất mùn núi cao trên các loại đá.
+ Đất feralit đỏ vàng đồi núi thấp trên các loại đá.

- Đồng bằng sông Mã:
+ Đất bồi tụ phù sa (trong đê).
+ Đất bãi ven sông (ngoài đê).

- Ven biển: đất mặn ven biển.

Câu 2: Muốn hạn chế hiện tượng đất bị xói mòn và đá ong hóa chúng ta cần phải làm gì?

Gợi ý làm bài

Muốn hạn chế hiện tượng đất bị xói mòn và đá ong hóa chúng ta cần phải bảo vệ rừng và trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi trọc.

Câu 3: Quan sát hình 36.2 (SGK trang 127), em hãy cho biết đất ba dan và đất đá vôi phân bố chủ yếu ở những vùng nào?

Gợi ý làm bài

- Đất ba dan: phân bố chủ yếu ở Tây nguyên, Đông Nam Bộ.

- Đất đá vôi: phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ.

3. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung sau:

- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của đất VN: Đa dạng, phức tạp. Các nhóm đất chính: Nhóm đất feralit đồi núi thấp, nhóm đất mùn núi cao, nhóm đất phù sa.

- Nắm được đặc tính,sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước ta. Nêu được một số vấn đề lớn trong sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam.

Ngày:03/08/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM