Bài học GDCD 8

Để giúp các em học tập tốt môn GDCD lớp 8, eLib xin giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh bộ chủ đề bài giảng chi tiết từ bài 1 đến bài 21. Ở mỗi bài giảng sẽ hướng dẫn cho các em phần đặt vấn đề mở bài; nội dung tóm tắt lý thuyết từng bài học kèm theo đó là phần giải đáp câu hỏi cuối bài đầy đủ để giúp các em khái quát lại nội dung đã học một cách rõ ràng và khoa học nhất.

1. Giới thiệu bài học GDCD 8

Với mong muốn đem đến cho các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều tài liệu học tập môn GDCD và đạt kết quả thật cao trong các bài kiểm tra và kì thi sắp tới, , eLib đã tổng hợp và biên soạn để gửi đến các em hệ thống bài giảng chương trình SGK môn GDCD gồm 21 bài học bên dưới.

Nội dung của các bài học được biên tập đầy đủ, bám sát với nội dung SGK, bố cục rõ ràng, thuận tiện để các em có thể tham khảo từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.

2. Hướng dẫn học hiệu quả môn GDCD 8

Để học giỏi môn GDCD trong nhà trường, các em cần có phương pháp học tập sao cho khoa học, hợp lý. Kiến thức bộ môn GDCD rất rộng và sâu, nên ngoài việc nghiên cứu tất cả các kiến thức trong SGK, bài viết dưới đây sẽ giúp các em hình dung và dễ dàng tóm tắt những ý chính.

2.1. Đọc bài trước ở nhà

Bạn cần tạo cho mình sự chủ động, trước khi tới lớp cần bớt ra cho mình khoảng 15 đến 30 phút đọc qua bài mới một lượt, thông qua việc đọc lướt như vậy các em cũng đã phần nào định hình được những gì học trong buổi hôm nay, thực chất kiến thức của môn này nó không khó như các các em nghĩ, đa phần gắn kết với cuộc sống hàng ngày, nếu các các em chịu khó một chút chắc chắn sẽ thấy hứng thú với nó.

2.2. Chú ý nghe giảng trên lớp

Đây là việc hết sức quan trọng, mặc dù môn học này gần gũi với cuộc sống tuy nhiên có những nội dung khá trừu tượng, liên quan đến triết học, nếu không tập trung nghe thầy cô giảng bài và phân tích chắc chắn sẽ không thể hiểu được, đồng thời trong quá trình học, thầy cô sẽ nhấn mạnh đến trọng tâm của bài học, cho nên việc các em tập trung trên lớp là yếu tố đóng vai trò quyết định.

2.3. Ghi chép bài đầy đủ

Các em cần chú ý ghi chép đầy đủ những kiến thức mà thầy cô nhấn mạnh trong bài học, cũng như những ví dụ, vì có thể ngay lúc đó trên lớp các em có thể hiểu và nắm được rồi tuy nhiên khi về chưa chắc các em còn có thể nhớ được nữa bởi vì một ngày các em không phải dành riêng chỉ để học một môn mà dàn chải kiến thức ở nhiều môn khác nhau, cho nên việc các em quên là hết sức bình thường, vì vậy giải pháp hữu hiệu nhất để khắc phục là ghi chép đầy đủ, đến khi về nhà mà quên chỉ cần nhìn lại nội dung các em có thể nhớ được phần nào.

2.4. Bổ sung kiến thức bên ngoài

- Chương trình học môn GDCD trong Sách giáo khoa là chương trình căn bản, dùng cho mọi đối tượng học sinh lớp 8. Chính vì vậy mà kiến thức trong đó thuộc dạng rất cơ bản nhất, nhưng những kiến thức đó đôi khi không được giải thích rõ ràng bởi vì thời lượng học trên trường không cho phép.

- Do đó, để dễ dàng tiếp thu, các em nên bổ sung các kiến thức khác bên ngoài sách giáo khoa, chẳng hạn như những cuốn sách tham khảo, sách nâng cao, chương trình Youtube về giáo dục,… để trẻ có cơ hội hiểu rõ vấn đề hơn. Đồng thời hãy tìm kiếm nhưng bài tập hay, những dạng bài tập mới để tự làm. Điều đó giúp các em tư duy nhanh, tư duy giỏi ở nhiều dạng bài.

2.5. Vận dụng vào thực tế

Để học tốt bộ môn này, các em hãy vận dụng những điều đã học vào thực tế để thấy được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của nó. Từ đó, các em sẽ cảm thấy có động lực học tập và yêu thích môn học này hơn.

- Các em học sinh cũng cần phải lưu ý, kiến thức mà nhà trường cũng như môn học cung cấp chỉ là những gì cơ bản nhất, giúp các em định hướng và có thái độ học tập, làm việc đúng mực, chính vì vậy, các em cần bổ sung thêm kiến thức ở bên ngoài, tích cực trau dồi kinh nghiệm, kiến thức phù hợp cho bản thân nhất.

3. Những lưu ý để học tốt môn GDCD 8

3.1. Một số lưu ý khi học các kiến thức SGK

- Phân tích và mô tả được các bài học, ví dụ trong SGK đưa ra.

- So sánh được kiến thức: so sánh giữa các khái niệm, vấn đề nêu ra trong SGK 

- Tham khảo các câu hỏi ở giữa bài học. Vì các câu hỏi này là những câu hỏi mở rộng và liên kết các kiến thức với nhau.

3.2. Xây dựng nhóm học tập

Học nhóm đang là hình thức học hiện đại được áp dụng rộng rãi, nó rèn luyện cho các em rất nhiều kỹ năng mềm hữu ích như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo,... Còn về mặt kiến thức, khi học nhóm các em sẽ thu nhận được nhiều ý tưởng cũng như thông tin từ các bạn khác trong nhóm, đẩy nhanh được quá trình học tập, giải quyết vấn đề. Khi học nhóm các em có thể kiểm tra chéo cho nhau để tìm ra và khắc phục những lỗi sai, đồng thời việc học nhóm còn tăng cường tính cạnh tranh trong việc học tập.

3.3. Nâng cao tinh thần tự học

Xây dựng tinh thần tự học tạo cho học sinh thói quen tự lập, tự tìm hiểu thông tin, không lệ thuộc nhiều vào người khác. Trên thực tế, thời gian của 1 tiết học là không đủ để giáo viên truyền đạt hết nội dung kiến thức tiết học. Do đó khi gặp vấn đề nào khó, học sinh tự học phải vận dụng khả năng, kiến thức cùng với thông tin tự tìm tòi được của mình để giải quyết. Điều đó sẽ giúp bản thân nhớ lâu hơn về kiến thức cũng như vấn đề mình tự tìm hiểu. Ngoài ra việc tự học còn giúp các em linh động trong thời gian học, phân chia thời gian học phù hợp với mình.

3.4. Lập kế hoạch học tập khoa học

Điều quan trọng nữa để đạt điểm cao môn GDCD là các em phải biết cách sắp xếp thời gian học tập, có thời gian biểu hợp lý, không nên gò ép bản thân học quá sức mà cần có những khoảng thời gian nghỉ ngơi.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM