GDCD 8 Bài 5: Pháp luật và kỉ luật

Bài học giúp học sinh hiểu thế nào là pháp luật và kỉ luật, mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật và ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích cho các em học sinh lớp 8. Mời các em cùng tham khảo!

GDCD 8 Bài 5: Pháp luật và kỉ luật

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đặt vấn đề

Vũ Xuân Trường

- Vũ Xuân Trường tổ chức đường dây buôn bán, vận chuyển ma túy xuyên Thái Lan - Lào - Việt Nam. Chúng lợi dụng phương tiện của cán bộ công an. Mua chuộc, dụ dỗ cán bộ nhà nước.

- Hậu quả: Tốn tiền của, gia đình tan nát, hủy hoại nhân cách con người. Cán bộ thoái hóa, biến chất. Chúng bị trừng phạt: 8 án tử hình, 6 án trung thân, 2 án 20 năm tù giam…

- Các chiến sĩ công an dũng cảm, mưu trí, vượt khó khăn trở ngại và cuối cùng triệt phá được đường dây gieo rắc "cái chết trắng".

=> Chúng ta cần nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tránh xa tệ nạn ma túy, giúp đỡ cơ quan có trách nhiệm phát hiện hành vi vi phạm pháp luật và có lối sống lành mạnh.

1.2. Nội dung bài học

a. Khái niệm

- Pháp luật là quy tắc xử xự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

Ví dụ: Cấm buôn bán ma túy, động vật quý hiếm…

- Kỉ luật là những quy định chung của một tập thể hoặc của tổ chức xã hội yêu cầu mọi ngườu phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt được chất lượng, hiệu quả trong công việc.

- Những quy định của tập thể phải tuân thủ pháp luật, không được trái với pháp luật.

Ví dụ: Nội quy, quy chế của nhà trường, lớp học.

b. Ý nghĩa

- Những quy định của pháp luật và kỉ luật giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.

- Pháp luật và kỉ luật góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân và xã hội phát triển.

c. Cách rèn luyện

Học sinh cần thường xuyên, tự giác thực hiện đúng những quy định của nhà trường, cộng đồng và Nhà nước.

2. Luyện tập

Câu 1: Có người cho rằng, pháp luật chỉ cần với những người không có tính kỉ luật, tự giác. Còn đối với những người có ý thức kỉ luật thì pháp luật là không cần thiết. Ọuan niệm đó đúng hay sai ? Tại sao ?

Gợi ý trả lời

Quan niệm đó không đúng. Bởi vì pháp luật cần cho tất cả mọi người, kể cả người có ý thức tự giác thực hiện pháp luật và kỉ luật, vì đó là những quy định để tạo ra sự thống nhất trong hoạt động - tạo ra hiệu quả, chất lượng của hoạt động xã hội.

Câu 2: Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan có thể coi là pháp luật được không? Tại sao?

Gợi ý trả lời

Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan không thể coi là pháp luật vì nó không phải do nhà nước ban hành, và việc giám sát thực hiện không phải do cơ quan giám sát của nhà nước. Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan chỉ ở phạm vi hẹp có thể trường học này, cơ quan này có những quy định đó nhưng ở trường học khác, cơ quan khác lại không có những quy định đó. Trong khi đó pháp luật là quy tắc xử sự ở phạm vi rộng và bắt buộc mọi người phải thực hiện.

Câu 3: Tắc nghẽn giao thông ở một số thành phố lớn hiện nay do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân nào liên quan đến ý thức của người tham gia giao thông không ? Em thử nêu các biện pháp khắc phục?

Gợi ý trả lời

- Tắc nghẽn giao thông có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có nguyên nhân thuộc về ý thức của người tham gia giao thông như: không đi đúng phần đường quy định, lạng lách, vượt ẩu, chở những vật cồng kềnh...

- Biện pháp khắc phục là mọi công dân cần chấp hành nghiêm túc luật an toàn giao thông và nhắc nhở nhau cùng thực hiện. Công an điều khiển giao thông phải thực hiện nghiêm minh, đúng pháp luật về an toàn giao thông.

3. Kết luận

Bài học giúp học sinh hiểu thế nào là pháp luật và kỉ luật, mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật và ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật. Qua đó, các em biết cách rèn luyện để trở thành người sống tuân thủ pháp luật và kỉ luật.

Ngày:24/07/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM