Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn 12

Trong quá trình viết văn nghị luận, chúng ta thường mắc nhiều lỗi về cách nêu luận điểm, nêu luận cứ và luận chứng, Bài học Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn 12 tập 1 sẽ giúp các em phát hiện các lỗi thường gặp và sửa chữa lỗi khi viết văn nghị luận. eLib mời các em tham khảo. Chúc các em học tốt!

Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn 12

1. Những điều cần lưu ý khi viết văn nghị luận

Khi viết văn nghị luận, cần lưu ý tránh một số lỗi sau:

- Nếu luận điểm trùng lặp hoặc không rõ ràng, không phù hợp với bản chất của vấn đề cần giải quyết.

- Nếu luận cứ thiếu chính xác, thiếu chân thực, không đầy đủ, không liên quan mật thiết đến luận điểm cần trình bày, trùng lặp hoặc quá lan man, rườm rà.

- Lập luận mâu thuẫn, luận cứ không phù hợp với luận điểm. Dẫn chứng đưa ra không phù hợp với luận cứ.

- Lập luận trong văn nghị luận: là đưa những lí lẽ, dẫn chứng nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến một kết luận nào đó mà người nói (người viết) muốn đạt tới.

- Luận điểm: Là ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của bài nghị luận.

- Luận cứ: là lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm.

1.1. Những chú ý khi nêu luận điểm

- Xác định rõ luận điểm cần trình bày: phù hợp với đối tượng nghị luận; thể hiện được giá trị ý nghĩa, nội dung chủ yếu của vấn đề cần nghị luận.

- Cách trình bày, sắp xếp luận điểm trong một đoạn văn:  phải chú ý đến tính lôgic nhất quán của luận điểm và luận cứ.

1.2. Những chú ý khi nêu luận cứ

Để tạo luận cứ chặt chẽ cần nêu luận điểm rõ ràng, xác đáng, các dẫn chứng cần có xuất xứ, nguồn gốc tin cậy, phù hợp với luận điểm.

1.3. Những chú ý khi sử dụng cách thức lập luận

Luận điểm, luận cứ phải chính xác, phù hợp thống nhất.

⇒ Tóm lại, khi viết văn nghị luận cần tránh lỗi:

- Thứ nhất, nêu luận điểm trùng lặp hoặc không rõ ràng, không phù hợp với bản chất của vấn đề cần giải quyết.

- Thứ hai, nêu luận cứ thiếu chính xác, thiếu chân thực, không đầy đủ, không liên quan mật thiết đến luận điểm cần trình bày, trùng lặp hoặc quá rườm rà.

- Thứ ba, lập luận mâu thuẫn, luận cứ không phù hợpvới luận điểm.

2. Luyện tập

Câu 1. Xác định lỗi trong việc nêu luận cứ ở đoạn văn sau và sửa lại cho đúng.

"Từ chỗ là con quỷ dữ của làng Vũ Đại, Chí Phèo đã khao khát được trở lại làm người. Chính bát cháo hành của thị Nở đã đánh thức những ước mơ tưởng đã chết trong hắn. Hắn không thèm rượu nữa mà thèm được làm người lương thiện. Nhưng rồi cái mơ ước nhỏ bé ấy cũng không thể thực hiện được. Vì rốt cuộc, đến một người xấu xí, dở hơi như thị Nở cũng không chấp nhận hắn nữa."

Gợi ý làm bài:

- Trong đoạn những luận cứ phân tích về mơ ước của Chí Phèo và thị Nở không xác đáng, chưa phù hợp với bản chất vấn đề : “Nhưng rồi cái mơ ước nhỏ bé ấy... Vì rốt cuộc, đến một người xấu xí, dở hơi như thị Nở...”. cần trình bày lại những luận cứ này.

Câu 2. Cách sử dụng thao tác nghị luận so sánh trong các lập luận sau sai ở chỗ nào?

"Lí Đông Dương là nhà thơ đời Minh. Ông có một con ngựa tốt và đem tặng người bạn là Trần Sư Triệu. Trần Sư Triệu cưỡi con ngựa này vào triều, trên đường đi đã làm hai bài thơ. Sau khi trở về, ông trả ngựa cho Lí Đông Dương, nói : “Bình thường tôi cưỡi ngựa vào triều, cả đi lẫn về làm được 6 bài thơ. Cưỡi con ngựa này chỉ làm được có 2 bài. Vậy trả nó cho ông thôi, đây không phải là con ngựa tốt".

Gợi ý làm bài:

 Tiêu chuẩn so sánh không thống nhất.

Tham khảo cách phân tích sau đây của Mạnh Tử: Vấn đề này thì có gì khó ? Nếu không đo móng nhà mà chỉ so sánh cái nóc thì một mảnh gỗ chỉ dày một tấc thôi nhưng đặt trên điểm cao thì cũng có thể cao hơn lầu cao. Vàng nặng hơn lông nhưng sao có thể nói ba phân vàng nặng hơn một xe lông được ? Lấy mặt quan trọng của ăn so sánh với mặt tiểu tiết của lễ thì đâu phải chỉ thực là quan trọng ? Lấy mặt quan trọng của hôn nhân mà so sánh với mặt tiểu tiết của lễ thì đâu chỉ có lấy vợ là quan trọng? Anh có thể trả lời anh ta như thế này : Bẻ gẫy cánh tay của anh ruột, cướp lấy thức ăn trong tay anh ta sẽ có được cái để ăn. Không bẻ gẫy cánh tay của anh ruột, thì không có được cái ăn. Vậy anh ta có đi mà bẻ không ? Trèo qua tường nhà hàng xóm mà vồ lấy con gái người ta thì có thể lấy được vợ, không vồ lấy thì không có vợ. Vậy anh có đi mà vồ không ?

Mặc Tử cũng có biện luận rất hay về trường hợp này như sau :

Khác loại không so sánh. Gỗ và đêm cái nào dài ? Cái trí và hạt kê, cái nào nhiều?

Sự vật không cùng loại thì không được so sánh. Gỗ thì so với gỗ, đêm đông thì so sánh với đêm hè. Gỗ không thể so sánh với đêm. Cũng vậy, trí tuệ và hạt kê cũng không thể so sánh trên cùng một tiêu chuẩn.

3. Kết luận

Qua bài học các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Biết: Một số lỗi về lập luận và cách sửa các lỗi về lập luận.

- Hiểu: Cách lập luận trong văn nghị luận.

- HS có thể khái quát các lỗi thường gặp khi lập luận.

- Nhận diện, phân tích được các lỗi về lập luận trong một số văn bản nghị luận.

- Có kĩ năng tạo lập các văn bản nghị luận có lập luận chặt chẽ, sắc sảo.

Ngày:04/10/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM