Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á

Nội dung hướng dẫn Giải bài tập  SBT Địa lí 8 Bài 16 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á

1. Giải bài 1 trang 45 SBT Địa lí 8

Nối ô chữ ở bên trái (A) với những ô chữ thích hợp ở bên phải (B) để nêu rõ đặc điểm kinh tế của các nước Đông Nam Á trước năm 1945.

Phương pháp giải

Để nối với các ô bên phải cần dựa vào kiến thức về đặc điểm kinh tế Đông Nam Á (trước 1945):

- Nền kinh tế thuộc dịa

- Ngành nông nghiệp chủ yếu

- Ngành ncng nghiệp chủ yếu

Gợi ý trả lời

2. Giải bài 2 trang 45 SBT Địa lí 8

Quan sát bảng 16.1, tr 54 SGK, nêu nhận xét về tình hình tăng trưởng kinh tế của một số nước Đông Nam Á theo gợi ý cụ thể dưới đây:

a) Giai đoạn 1990 - 1996

- Những nước có mức tăng trưởng kinh tế tương đối đều là:                              

- Những nước có mức tăng trưởng kinh tế không đều là:                       

b) Giai đoạn 1998 - 2000 (năm 1997 khủng hoảng tài chính tại Thái Lan) -Năm 1998

Những nước có mức tăng trưởng giảm là.........................................................

- Năm 2000:

+ Những nước có mức tăng trưởng cao (trên 6%) là:......................................

+ Những nước có mức tăng trưởng chậm (dưới 6%) là:.................................. 

c) Nhận xét chung về nền kinh tế các nước Đông Nam Á (từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai).

Phương pháp giải

- Dựa vào sự thay đổi cơ cấu GDP qua các năm để điền những từ còn thiếu vào chỗ trống.

- Nhận xét về nền kinh tế các nước Đông Nam Á theo hướng:

+ Mức tăng trưởng kinh tế

+ Cuộc khủng hoảng kinh tế

+ Hiện nay, các quốc gia đang tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa

Gợi ý trả lời

a) Giai đoạn 1990 – 1996.

- Những nước có mức tăng trưởng kinh tế tương đối đều là: Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Việt Nam.

- Những nước có mức tăng trưởng kinh tế không đều là: In-đô-nên-xi-a, Thái Lan, Xin-ga-po.

b) Giai đoạn 1998 – 2000 (năm 1997 khủng hoảng tài chính tại Thái Lan)

- Năm 1998: Những nước có mức tăng trưởng giảm là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan.

- Năm 2000:

+ Những nước có mức tăng trưởng cao (trên 6%) là: Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po.

+ Những nươc có mức tăng trưởng chậm (dưới 6%) là: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan, việt Nam.

c) Nền kinh tế các nước Đông Nam Á (từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai):

- Mức tăng trưởng kinh tế khá nhanh nhưng chưa vững chắc. Giai đoạn 1997 -1998, cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ Thái Lan đã kéo theo sự suy giảm kinh tế của nhiều nước.

- Hiện nay, các quốc gia Đông Nam Á đang tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, tập trung phát triển công nghiệp sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu.

3. Giải bài 3 trang 46 SBT Địa lí 8

Cho bảng số liệu dưới đây:

Tỉ trọng các ngành trong GDP của một số nước Đông Nam Á (%)

a) Vẽ biểu đồ cơ cấu GDP phân theo ngành của Lào và Thái Lan từ năm 1980 đến năm 2007

b) Qua biểu đồ, nhận xét sự thay đổi tỉ trọng các ngành trong GDP của Lào và Thái Lan từ năm 1980 đến năm 2007.

Phương pháp giải

a) Dựa vào số liệu về tỉ trọng các ngành để vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành của Lào và Thái Lan.

b) Từ biểu đồ đã vẽ nhận xét về hướng thay đổi tỉ trọng cơ cấu các ngành kinh tế: 

- Ngành nông nghiệp

- Ngành công nghiệp

- Ngành dịch vụ

Gợi ý trả lời

a) Vẽ biểu đồ

b) Nhận xét:

- Giai đoạn 1980 -2007, tỉ trọng cơ cấu các ngành kinh tế của Lào và Thái Lan có sự thay đổi theo hướng: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt công nghiệp có xu hướng tăng nhanh nhất.

⇒ Sự thay đổi này phù hợp với quá trình công nghiệp hóa ở các quốc gia này, trong đó đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

4. Giải bài 4 trang 48 SBT Địa lí 8

Quan sát hình 16.1 Lược đồ phân bố nông nghiệp - công nghiệp của Đông Nam Á, tr 56 SGK và dựa vào vốn hiểu biết, nêu sự phân bố của cây công nghiệp và sự phân bố của các ngành công nghiệp: luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, thực phẩm.

Phương pháp giải

Căn cứ vào lược đồ để xác định nơi phân bố:

- Cây công nghiệp: địa hình đồi núi thấp, cao nguyên badan,...

- Ngành công nghiệp: 

+ Luyện kim: ở Việt Nam, Mi-an-ma,..

+ Chế tạo máy: ở hâù hết các quốc gia

+ Công nghiệp hóa chất: ở In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a,...

+ Công nghiệp thực phẩm: ở hâù hết các quốc gia

Gợi ý trả lời

- Cây công nghiệp: phân bố ở hầu hết các quốc gia, trên khu vực địa hình đồi núi thấp, các cao nguyên badan rộng lớn, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào…

- Các ngành công nghiệp:

+ Luyện kim: ở Việt Nam, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, thường ở các trung tâm công nghiệp gần biển, thuận tiện cho vận chuyển trao đổi hàng hóa.

+ Chế tạo máy: ở hâù hết các quốc gia và chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp gần biển, thuận lợi cho vận chuyển nguyên vật liệu và xuất khẩu hàng hóa.

+ Công nghiệp hóa chất: ở In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Thái Lan, Việt Nam.

+ Công nghiệp thực phẩm: ở hâù hết các quốc gia, nhờ có nguồn nguyên liệu tại chỗ trong nông nghiệp phong phú, đa dạng.

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM