Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

eLib xin chia sẻ với các em học sinh nội dung giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ bên dưới đây. Với nội dung đầy đủ các bài tập đi kèm đó là phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết. Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

1. Giải bài 1 trang 103 SBT Địa lí 8

Em hãy:

a. Ghi tên các miền tiếp giáp với miền Tây Bắc và Bắc Trung bộ (TB và BTB).

b. Tô màu xanh vào miền TB và BTB

c. Ghi tên các nước, tên biển và tên vịnh tiếp giáp với miền TB và BTB

Phương pháp giải

Dựa vào lược đồ miền Tây  Bắc và Bắc Trung bộ và kĩ năng vẽ lược đồ để xác định:

-  Miền tiếp giáp

- Các nước, tên biển và tên vịnh tiếp giáp

Gợi ý trả lời

Lược đồ miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

2. Giải bài 2 trang 103 SBT Địa lí 8

Dựa vào vốn hiểu biết và quan sát hình 42.1. Lược đồ địa hình và khoáng sản miền TB và BTB tr 145 SGK, hãy nêu:

a, Tên các dãy núi lớn:

b, Tên các con sông lớn:

c, Tên các cao nguyên:

d, Tên các đồng bằng:

đ, Nêu nhận xét chung về địa hình miền TB và BTB.

Phương pháp giải

- Dựa vào khả năng đọc lược đồ để xác định 

+ Các dãy núi lớn

+ Các con sông lớn

+ Các cao nguyên

+ Các đồng bằng

- Dựa vào lược đồ để nhận xét về địa hình miền TB và BTB:

+ Miền có địa hình cao nhất nước ta

+ Các dãy núi chạy theo hướng tây bắc – đông nam, so le nhau

+ Ở Trung Bộ các dãy núi lan ra sát biển

Gợi ý trả lời

a. Tên các dãy núi lớn:

- Các dãy núi hướng tây bắc – đông nam: Hoàng Liên Sơn,Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, Trường Sơn Bắc.

b, Tên các con sông lớn:

Các sông lớn hướng tây bắc – đông nam: sông Đà, sông Mã, sông Cả.

c, Tên các cao nguyên: Sơn La, Mộc Châu.

d, Tên các đông bằng: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

đ, Nhận xét về địa hình miền TB và BTB:

- Miền có địa hình cao nhất nước ta, nhiều núi cao, thung lung sâu, hiểm trở; sông suối lắm thác ghềnh.

- Các dãy núi chạy theo hướng tây bắc – đông nam, so le nhau, xen giữa là các sơn nguyên đá vôi rất đồ sộ. Dãy núi Hoàng Liên Sơn cao nhất nước ta, ở dây có đủ các kiểu thực vật và khí hậu từ nhiệt đới chân núi đến ôn đới núi cao.

- Ở Trung Bộ các dãy núi lan ra sát biển, xen với đồng bằng chân núi và những cồn cát trắng vùng duyên hải Bắc Trung Bộ.

3. Giải bài 3 trang 104 SBT Địa lí 8

Hoàn thành sơ đồ dưới đây, nêu rõ những thứ khác biệt và nguyên nhân khác biệt của khí hậu miền TB và BTB so với diễn biến chung của khí hậu Việt Nam.

Phương pháp giải

Cần nắm rõ đặc điểm khí hậu miền TB và BTB:

- Mùa hạ: gió tây nam bị biến tính khi qua dãy Trường Sơn

- Mùa đông: đến muộn, kết thúc sớm

- Nguyên nhân: do tác động của địa hình

Gợi ý trả lời

4. Giải bài 4 trang 105 SBT Địa lí 8

Quan cát hình 42.2 tr 146 SGK, em hãy nêu nhận xét chung về chế độ mưa của miền TB và BTB

Phương pháp giải

Dựa vào biểu đồ trên để nhận xét về chế độ mưa của miền TB và BTB:

- Mùa mưa từ tháng 6 -11

- Khu vực Tây Bắc mưa vào mùa hạ,

- Khu vực Bắc Trung Bộ mưa lùi về thu đông

Gợi ý trả lời

Mùa mưa từ tháng 6 -11. Khu vực Tây Bắc mưa vào mùa hạ, khu vực Bắc Trung Bộ mưa lùi về thu đông. Mùa mưa muộn hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

5. Giải bài 5 trang 105 SBT Địa lí 8

Hoàn thành sơ đồ dưới đây:

Phương pháp giải

Để hoàn thành sơ đồ cần nắm được đặc điểm của các loại tài nguyên TB và BTB:

- Thủy điện

- Khoáng sản

- Rừng

- Biển

Gợi ý trả lời

6. Giải bài 6 trang 105 SBT Địa lí 8

Nối ô chữ bên trái (A) với ô chữ thích hợp ở bên phải (B) để được một sơ đồ đúng.

Phương pháp giải

Dựa vào thực trạng môi trường và thiên tai hiện nay để đưa ra biện pháp bảo vệ phù hợp:

- Khôi phục, phát triển rừng

- Bảo vệ hệ sinh thái ven biển

- Sẵn sàng phòng chống thiên tai

Gợi ý trả lời

Ngày:29/09/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM