Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 40: Thực hành: Đọc lát cắt tự nhiên tổng hợp

Mời các em học sinh cùng tham khảo nội dung giải bài 40 Thực hành: Đọc lát cắt tự nhiên tổng hợp SBT Địa lí 8 dưới đây. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp với nội dung đầy đủ, chi tiết, hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập thật tốt.

Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 40: Thực hành: Đọc lát cắt tự nhiên tổng hợp

1. Giải bài 1 trang 98 SBT Địa lí 8

Quan sát hình 40.1. Lát cắt tổng hợp địa lí tự nhiên từ Phan-xi-păng tới T.Thanh Hóa, tr 139 SGK, em hãy:

a) Xác định hướng của tuyến cắt này

b) Nêu tên các khu vực địa hình mà lát cắt chạy qua:

c) Dựa vào kí hiệu và bảng chú giải của từng hợp phần tự nhiên, hãy cho biết:

- Trên lát cắt (từ A đến B và từ dưới lên trên) có những loại đá, đất nào? Chúng phân bố ở đâu?

- Trên lát cắt từ thấp lên cao có mấy kiểu rừng?

- Chúng phát triển trong điều kiện tự nhiên như thế nào?

Phương pháp giải

- Dựa vào kĩ năng phân tích số liệu để xác định:

+ Hướng của tuyến cắt

+ Các khu vực địa hình mà lát cắt chạy qua

+ Những loại đá, đất và phân bố

+ Các kiểu rừng từ thấp lên cao

+ Điều kiện phát triển

Gợi ý trả lời

a) Vị trí tuyến cắt A - B trên bản đồ, của tuyến cắt này là tây bắc - đồng nam.

b) Quan sát lát cắt, ba khu vực địa hình mà lát cắt chạy qua là : khu núi cao Hoàng Liên Sơn, khu cao nguyên Mộc Châu và khu đồng bằng Thanh Hoá.

c) Trên lát cắt từ A - B có:

- Bốn loại đá: macma xâm nhập, macma phun trào, trầm tích đá vôi và trầm tích phù sa.

- Ba loại đất: đất mùn núi cao, đất feralit trên đá vôi và đất phù sa trẻ.

- Ba kiểu rừng: ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới.

- Điều kiện phát triển: Các loại rừng phát triển chịu tác động của nhiều nhân tố, trước tiên là đất (thổ nhưỡng) và khí hậu. Sự khác nhau về thổ nhưỡng và khí hậu ở các vùng, nơi và độ cao khác nhau thì có những kiểu rừng (thảm thực vật) không giống nhau.

2. Giải bài 2 trang 99 SBT Địa lí 8

Căn cứ vào biểu đồ nhiệt và lượng mưa trên lát cắt hình 40.1, tr139 SGK và bảng 40.1, tr 138SGK, em hãy trình bày sự biến đổi khí hậu trong vùng (từ vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, đến cao nguyên Mộc Châu, đến đồng bằng Thanh Hóa) theo gợi ý dưới đây:

 Biểu đồ nhiệt và lượng mưa trên lát cắt

a) Về chế độ nhiệt:

b) Về chế độ mưa:

c) Kết luận chung:

Phương pháp giải

Dựa vào kĩ năng phân tích số liệu và biểu đồ để trình bày sự biến đổi khí hậu tại các vùng:

a) Về chế độ nhiệt: sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm

b) Về chế độ mưa:

- Nơi có lượng mưa cao nhất

- Nơi có lượng mưa trung bình

- Nơi có lượng mưa thấp nhất

c) Kết luận chung:

- Khí hậu có sự thay đổi từ bắc đến nam và thay đổi theo độ cao.

Gợi ý trả lời

a) Về chế độ nhiệt:

- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Hoàng Liên Sơn đến Thanh Hóa.

- Nhiệt độ trung bình năm tại Hoàng Liên Sơn là 12.80C, trong khi tại Mộc Châu là 18.50C và ở Thanh Hóa là 23,60C.

b) Về chế độ mưa:

- Lượng mưa cao nhất là ở Hoàng Liên Sơn với lượng mưa trung bình năm là 3553 mm, tiếp theo là ở Thanh Hóa với 1746 mm và thấp nhất là tạo Mộc Châu 1560 mm.

c) Kết luận chung:

- Khí hậu có sự thay đổi từ bắc đến nam và thay đổi theo độ cao.

3. Giải bài 3 trang 99 SBT Địa lí 8

Lập bảng tổng hợp về điều kiện địa lí tự nhiên ba khu vực theo gợi ý dưới đây:

Phương pháp giải

Để hoàn thành bảng đã cho cần có kiến thức về điều kiện địa lí tự nhiên ba khu vực vùng núi Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Mộc Châu, đồng bằng Thanh Hóa:

- Độ cao địa hình

- Đất đai

- Khí hậu

- Thực vật

Gợi ý trả lời

Ngày:29/09/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM