Giải bài tập SGK Công nghệ 10 Bài 25: Các Phương Pháp Nhân Giống Vật Nuôi Và Thủy Sản

eLib giới thiệu đến các em tài liệu Giải bài tập SGK Công nghệ 10 Bài 25: Các Phương Pháp Nhân Giống Vật Nuôi Và Thủy Sản giúp các em củng cố kiến thức, luyện tập kĩ năng làm bài tập trình bày các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản. Mời các em theo dõi.

Giải bài tập SGK Công nghệ 10 Bài 25: Các Phương Pháp Nhân Giống Vật Nuôi Và Thủy Sản

1. Giải bài 1 trang 76 SGK Công Nghệ 10

- Trình bày khái niệm và mục đích của việc nhân giống thuần chủng.

Phương pháp giải

- Là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa những cá thể đực và cá thể cái của cùng một phẩm giống.

- Mục đích: Tạo ra đời con có đặc điểm di truyền giống với bố mẹ.

Hướng dẫn giải

- Nhân giống thuần chủng là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa những cá thể đực và cá thể cái của cùng một phẩm giống, để tạo ra đời con có đặc điểm di truyền giống với bố mẹ.

- Mục đích: Nhân giống thuần chủng là để bảo vệ, giữ vững, nâng cao và hoàn chỉnh những đặc tính di truyền tốt, các phẩm chất, đặc điểm tốt của các cá thể trong cùng vật giống.

2. Giải bài 2 trang 76 SGK Công Nghệ 10

- Trình bày khái niệm và mục đích của việc lai giống.

Phương pháp giải

- Cho các giống vật nuôi khác nhau giao phối với nhau.

- Mục đích: Phát huy được các đặc tính tốt của các giống, loại bỏ những nhược điểm...

Hướng dẫn giải

- Lai giống là dùng vật nuôi các giống khác nhau cho giao phối với nhau để đời con sinh ra mang nguồn gen di truyền của nhiều giống.

- Mục đích: Phát huy được các đặc tính tốt của các giống, loại bỏ những nhược điểm, từ đó tăng sức sống, khả năng sản xuất ở đời con, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

3. Giải bài 3 trang 76 SGK Công Nghệ 10

Thế nào là lai kinh tế, vẽ sơ đồ lai kinh tế hai giống và lai kinh tế ba giống? Cho ví dụ:

Phương pháp giải

- Lai kinh tế là cho các cá thể đực và cái khác giống giao phối với nhau để cho con lai chỉ dùng vào mục đích lấy sản phẩm: Thịt, trứng, sữa...

Hướng dẫn giải

- Lai kinh tế là cho các cá thể đực và cái khác giống giao phối với nhau để cho con lai chỉ dùng vào mục đích lấy sản phẩm: Thịt, trứng, sữa...

- Sơ đồ lai kinh tế:

Lai kinh tế hai giống và lai ba giống

- Ví dụ: Lai giữa lợn Ham sai và lợn Đu rốc hay lai giữa lợn Móng Cái - Đại bạch và Landrace.

4. Giải bài 4 trang 76 SGK Công Nghệ 10

Thế nào là lai gây thành? Mục đích của lai gây thành có gì giống và khác lai kinh tế?

Phương pháp giải

- Lai gây thành là dùng hai hoặc nhiều phẩm giống cho giao phối với nhau, mục đích là tạo nên một phẩm giống hoàn toàn mới mang các đặc tính tốt của các phẩm giống tham gia.

Hướng dẫn giải

- Lai gây thành (còn gọi là lai tổ hợp, lai tạo thành): với phương pháp này người ta dùng hai hoặc nhiều phẩm giống cho giao phối với nhau, mục đích là tạo nên một phẩm giống hoàn toàn mới mang các đặc tính tốt của các phẩm giống tham gia.

- Phương pháp này thường áp dụng trong trường hợp muốn nâng cao sức sản xuất của những phẩm giống tham gia hoặc khi không thể nhập nội các phẩm giống thuần chủng vì khó thích nghi với hoàn cảnh địa phương.

Ngày:06/10/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM