Giải bài tập SGK Công nghệ 10 Bài 9: Biện Pháp Cải Tạo Và Sử Dụng Đất Xám Bạc Màu, Đất Xói Mòn Mạnh Trơ Sỏi Đá

Tài liệu Giải bài tập SGK Công nghệ 10 Bài 9: Biện Pháp Cải Tạo Và Sử Dụng Đất Xám Bạc Màu, Đất Xói Mòn Mạnh Trơ Sỏi Đá được eLib giới thiệu đến các em, giúp củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài tập xác định các biện pháp cải tạo đất nghèo dinh dưỡng. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Công nghệ 10 Bài 9: Biện Pháp Cải Tạo Và Sử Dụng Đất Xám Bạc Màu, Đất Xói Mòn Mạnh Trơ Sỏi Đá

1. Giải bài 1 trang 30 SGK Công Nghệ 10

- Nêu nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu?

Phương pháp giải

- Đất ở vùng giáp ranh giữa đồng bằng và núi.

- Đất bị rửa trôi mạnh, đất đồi trọc. độ che phủ kém....

Hướng dẫn giải

- Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu:

+ Hình thành ở vùng giáp ranh giữa đồng bằng và miền núi.

+ Địa hình dốc thoải nên quá trình rửa trôi mạnh.

+ Tập quán canh tác lạc hậu dẫn đến đất thoái hóa mạnh.

+ Chặt phá rừng.

2. Giải bài 2 trang 30 SGK Công Nghệ 10

- Nêu những tính chất chính của đất xám bạc màu?

Phương pháp giải

- Xem tính chất của đất xám bạc màu.

Hướng dẫn giải

- Tính chất đất xám bạc màu:

  • Tầng đất mặt mỏng.
  • Thành phần cơ giới nhẹ.
  • Thường khô hạn.
  • Chua đến rất chua.
  • Nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn.
  • Vi sinh vật ít, hoạt động yếu.

3. Giải bài 3 trang 30 SGK Công Nghệ 10

- Để cải tạo đất xám bạc màu, người ta thường sử dụng những biện pháp nào? Nêu một số biện pháp thường dùng để cải tạo đất xám bạc màu mà em biết?

Phương pháp giải

- Biện pháp cải tạo đất xám bạc màu:

+ Bón vôi.

+ Luân canh.

+ Cày sâu dần.

+ Xây dựng bờ vùng bờ thửa tưới tiêu hợp lí.

+ Bón phân hữu cơ và phân hóa học hợp lí.

Hướng dẫn giải

- Để cải tạo đất xám bạc màu, người ta thường sử dụng những biện pháp:

+ Xây dựng bờ vùng bờ thửa tưới tiêu hợp lí có tác dụng: Khắc phục hạn hán, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt đông.

+ Cày sâu dần: Có tác dụng tăng dần đô dày của tầng đất mạt

+ Bón vôi: Giảm độ chua.

+ Luân canh, chú ý cây họ đậu, cây phân xanh: Tăng cường vi sinh vât cố định đạm, khắc phục tình trạng nghèo dinh dưỡng.

+ Bón phân hữu cơ và phân hóa học hợp lí: Khắc phục tình trạng nghèo dinh dưỡng, tăng lượng mùn, tạo môi trường thuân lợi cho vi sinh vât hoạt đông và phát triển

- Những biện pháp thường dùng để cải tạo đất xám bạc màu là:

+ Xây dựng bờ vùng, bờ thửa và hệ thống mương máng, bảo đảm tưới tiêu hợp lí.

+ Cày sâu dần kết hợp bón tăng phân hữu cơ và bón phân hóa học hợp lí.

+ Bón vôi cả tạo đất.

+ Luân canh cây trồng.

4. Giải bài 4 trang 30 SGK Công Nghệ 10

Thế nào là xói mòn đất?

Phương pháp giải

- Xem khái niệm đất xói mòn.

Hướng dẫn giải

- Xói mòn đất là quá trình phá hủy lớp đất mặt và tầng đất dưới do tác động của nước mưa, nước tưới, tuyết tan, gió...

5. Giải bài 5 trang 30 SGK Công Nghệ 10

- Nêu nguyên nhân gây xói mòn đất.

Phương pháp giải

- Nguyên nhân xói mòn đất:

+ Khai thác rừng bừa bãi, giảm độ che phủ.

+ Mưa lớn.

+ Địa hình dốc cao.

Hướng dẫn giải

- Nguyên nhân của xói mòn đất:

+ Mưa lớn phá vỡ kết cấu đất.

+ Địa hình dốc tạo ra dòng chảy rửa trôi.

+ Chặt phá rừng làm giảm độ che phủ → tốc đô dòng chảy lớn nên tốc độ xói mòn đất càng lớn.

6. Giải bài 6 trang 30 SGK Công Nghệ 10

- Nêu những biện pháp chính nhằm hạn chế xói mòn và cải tạo đất.

Phương pháp giải

- Những biện pháp nhằm hạn chế xói mòn và cải tạo đất:

+ Biện pháp công trình.

+ Biện pháp nông học.

Hướng dẫn giải

- Biện pháp công trình:

+ Làm ruộng bậc thang để  hạn chế dòng chảy rửa trôi

+ trồng cây ăn quả để nâng độ che phủ, hạn chế dòng chảy

- Biện pháp nông học:

+ Canh tác theo đường đồng mức để hạn chế dòng chảy

+ Bón phân hữu cơ kết hợp với phân khoáng để tăng độ phì nhiêu, tạo môi trường cho vi sinh vật hoạt động và phát triển.

+ Bón vôi để giảm độ chua

+ Luân canh và xen canh gối vụ nhằm hạn chế sự bạc màu

+ Trồng cây thành băng để hạn chế dòng chảy rửa trôi

+ Nông lâm kết hợp giúp tăng độ che phủ, hạn chế sức phá của mưa, hạn chế dòng chảy.

+ Trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn để tăng độ che phủ thảm thực vật, hạn chế dòng chảy, hạn chế lũ lụt.

Ngày:06/10/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM