Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế

Để giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập và củng cố kiến thức về cơ cấu nền kinh tế, eLib.vn xin giới thiệu đến các em nội dung hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 26. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập. Các em cùng tham khảo nhé!

Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế

1. Giải bài 1 trang 102 SGK Địa lí 10

Phân biệt các loại nguồn lực và ý nghĩa của từng loại nguồn lực đối với kinh tế.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức phần các nguồn lực trong bài để nắm rõ đặc điểm 3 loại nguồn lực vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế- xã hội, từ đó phân biệt và nêu ý nghĩa của từng loại nguồn lực đối với kinh tế.

Gợi ý trả lời

Căn cứ vào nguồn gốc, có các loại nguồn lực: vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế- xã hội.

- Vị trí địa lí (vị trí về tự nhiên và kinh tế chính trị và giao thông): tạo những khả năng (thuận lợi hay khó khăn) để trao đổi, tiếp cận, giao thoa hay cùng phát triển giữa các quốc gia với nhau.

- Nguồn lực tự nhiên (khoáng sản, đất, nước, biển, sinh vật,...) và các điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu,...)  là cơ sở tự nhiên quá trình sản xuất.

+ Cung cấp các nguồn nguyên, nhiên liệu cho hoạt động khai thác và sản xuất, quy định sự có mặt các ngành sản xuất, quy mô các các ngành sản xuất.

+ Các nhân tố tự nhiên (địa hình, đất, nguồn nước, khí hậu...) tác động, ảnh hưởng đến việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp sản xuất; trong nông nghiệp các nhân tố tự nhiên có vai trò là yếu tố cơ sở quy định sự phát triển và phân bố sản xuất.

- Nguồn lực kinh tế -xã hội:

+ Dân cư, nguồn lao động: được coi là nguồn lực quan trọng, quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế. Dân cư và nguồn lao động vừa là yếu tố đầu vào của các hoạt động kinh tế vừa là thị trường tiêu thụ.

+ Vốn: là yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất.

+ Thị trường: thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng kinh tế; tăng sức cạnh tranh, tạo nên thị hiếu tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Khoa học - kĩ thuật và công nghệ: góp phần mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác; thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Chính sách và xu hướng phát triển: đường lối, chính sách đúng đắn sẽ tập hợp được mọi nguồn lực (cả nội và ngoại lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

2. Giải bài 2 trang 97 SGK Địa lí 10

Cho bảng số liệu:

a) Hãy vẽ bốn biểu đồ (hình tròn) thể hiện cơ cấu ngành trong GDP.

b) Nhận xét về cơ cấu ngành kinh tế của các nhóm nước.

Phương pháp giải

a) - Xử lí số liệu (%): sử dụng kĩ năng tính toán, xử lí số liệu về tỉ trọng thành phần.

Công thức tính: Tỉ trọng của giá trị thành phần = (giá trị thành phần)/ (tổng giá trị).100%

- Dựa vào số liệu đã xử lí để vẽ biểu bồ tròn.

b) Dựa vào biểu đồ đã vẽ để nêu nhận xét về cơ cấu ngành kinh tế của các nhóm nước.

Gợi ý trả lời

a) Ta tính được kết quả ở bảng sau:

Cơ cấu ngành kinh tế của các nhóm nước năm 2004 (%)

b) Nhận xét:

Cơ cấu ngành kinh tế của các nhóm nước có sự khác nhau:

  • Các nước có thu nhập thấp: tỉ trọng nông nghiệp còn cao tương đương với tỉ trọng của công nghiệp, hai ngành này chiếm tới 50% GDP; ngành dịch vụ chiếm 50% GDP.
  • Các nước có thu nhập trung binh: tỉ trọng nông nghiệp thấp (11%), công nghiệp khá (38%), dịch vụ cao nhất (51%).
  • Các nước có thu nhập cao: Dịch vụ chiếm ưu thế.(71%), công nghiệp khá cao (32%), nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất thấp (2%).
  • Tham khảo thêm

Ngày:25/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM