Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Để giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập và củng cố kiến thức về quy luật địa đới và quy luật phi địa đới, eLib.vn xin giới thiệu đến các em nội dung hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 21. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập. Các em cùng tham khảo nhé!

Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

1. Giải bài 1 trang 79 SGK Địa lí 10

Trình bày khái niệm, nguyên nhân, các biểu hiện của quy luật địa đới, phi địa đới.

Phương pháp giải

Cần nắm rõ khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới để trả lời câu hỏi.

Gợi ý trả lời

- Quy luật địa đới:

+ Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ.

+ Nguyên nhân: Do Trái Đất có dạng hình cầu làm cho góc chiếu của tia sáng mặt trời thay đổi từ Xích đạo về 2 cực.

+ Biểu hiện: sự phân bố vòng đai nhiệt trên Trái Đất; các vòng đai khí áp và gió trên Trái Đất; các đới khí hậu trên Trái Đất; các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật.

- Quy luật phi địa đới:

+ Khái niệm: Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.

+ Nguyên nhân: Do nguồn năng lượng bên trong Trái Đất tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại đương và địa hình núi cao.

+ Biểu hiện:

Quy luật đai cao: sự phân bố của các vành đai đất và thực vật theo độ cao.

Quy luật địa ô: sự thay đổi kiểu thảm thực vật theo kinh độ.

2. Giải bài 2 trang 79 SGK Địa lí 10

Hãy lấy những ví dụ chứng minh rằng địa đới là quy luật phổ biến của các thành phần địa lí.

Phương pháp giải

Dựa vào sự phân bố vòng đai nhiệt, các đai áp, đới gió, đới khí hậu, các kiểu thảm thực vật từ cực về xích đạo và các nhóm đất từ cực về xích đạo để chứng minh rằng địa đới là quy luật phổ biến của các thành phần địa lí.

Gợi ý trả lời

Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ. Đây là quy luật phổ biến của các thành phần địa lí:

- Sự phân bố vòng đai nhiệt trên Trái Đất: Từ Bắc cực đến Nam cực có 7 vòng đai nhiệt 1 vòng đia nhiệt đới , 2 vòng đai ôn hòa, 2 vòng đai lạnh, 2 vòng đai băng giá vĩnh cửu.

- Các đai khí áp: Các đai khí áp phân bố xen kẽ và đối xứng với nhau qua đai áp thấp xích đạo 1 đai áp thấp xích đạo, 2 đai áp cao chí tuyến, 2 đai áp thấp ôn đới, 2 đai áp cao cực.

- Các đới gió: 2 đới gió Tín phong, 2 đới gió Tây ôn đới, 2 đới gió Đông cực.

- Các đới khí hậu: Mỗi bán cầu có 7 đới khí hậu đới khí hậu Xích, cận Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cận cực, cực.

- Các kiểu thảm thực vật từ cực về Xích đạo: Đài nguyên; Rừng lá kim; Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; rừng cận nhiệt ẩm, rừng và cây bụi lá cứng; hoang mạc và bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; xa van cây bụi; rừng nhiệt đới, xích đạo.

- Các nhóm đất từ cực về Xích đạo: Băng tuyết; đất đài nguyên; Đất pót dôn; đất nâu xám rừng lá rộng ôn đới; đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đông cỏ núi cao; đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng; đất đỏ vàng cận nhiệt; đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; đất đỏ, nâu đỏ xavan; đất đỏ vàng (feralit), đen nhiệt đới.

Ngày:24/08/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM