Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Để giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập và củng cố kiến thức về tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất, eLib.vn xin giới thiệu đến các em nội dung hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 8. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

1. Giải bài 1 trang 31 SGK Địa lí 10

Nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội lực?

Phương pháp giải

Dựa vào lý thuyết phần nội lực để trình bày khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực.

Gợi ý trả lời

Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.

Nguyên nhân sinh ra nội lực: chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong long Trái Đất như năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ, sự dịch chuyển của các dòng vật chất theo trọng lực, năng lượng của các phản ứng hóa học…

2. Giải bài 2 trang 31 SGK Địa lí 10

Trình bày các vận động kiến tạo và tác động của chúng đến địa hình bề Mặt Trái Đất.

Phương pháp giải

Dựa vào lý thuyết phần tác động của nội lực để trình bày đặc điểm và tác động của 2 vận động kiến tạo là vận động theo phương thẳng đứng và theo phương nằm ngang đến địa hình bề Mặt Trái Đất.

Gợi ý trả lời

Tác động của nội lực thông qua các vận động kiến tạo làm cho bề mặt Trái Đất thay đổi. Có hai vận động chính:

- Vận động theo phương thẳng đứng: xảy ra rất chậm và trên 1 diện tích lớn làm cho bộ phận này bị nâng lên bộ phận khác bị hạ xuống sinh ra hiện tượng biển tiến biển thoái.

- Vận động theo phương nằm ngang là cho vỏ Trai Đất bị nén ép ở khu vực này, tách dãn ở khu vực kia gây ra hiện tượng nếp uốn và đứt gãy.

+ Hiện tượng uốn nếp: do các lực ép theo phương nằm ngang, làm cho các lớp đất đá bị thay đổi thế nằm thành các nếp uốn, nếu cường độ nép ép mạnh là cho khu vực nén ép bị nâng cao, dưới tác động của ngoại lực bề mặt của địa hình bị cắt xẻ trở thành miền đồi núi uốn nếp.

+ Hiện tượng đứt gãy: xảy ra ở vùng đất đá cứng sẽ làm cho các lớp đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển theo hướng ngược nhau tạo ra các hẻm vực, thung lũng như thung lũng song Hồng. Sự di chuyển với biên độ lớn sẽ làm cho các lớp đá có bộ phận trồi lên, có bộ phận sụt xuống sinh ra các địa lũy địa hào: Biển Đỏ, núi Con Voi.

Ngày:24/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM