Giải bài tập SGK Hóa 11 Bài 32: Ankin

Bài này sẽ giúp các em nắm vững được lý thuyết cũng như cách giải các bài tập của bài Luyện tập Ankin. Cách làm đầy đủ, chi tiết và rõ ràng. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh

Giải bài tập SGK Hóa 11 Bài 32: Ankin

1. Giải bài 1 trang 145 SGK Hóa học 11

a) Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ankin có công thức C4H6 và C5H8.

b) Viết công thức cấu tạo của các ankin có tên sau: pent-2-in; 3-metylpent-1-in; 2,5-đimetylhex-3-in

Phương pháp giải

a) Viết các đồng phân của ankin 

+ Đồng phân mạch cacbon ( mạch nhánh và mạch không phân nhánh)

+ Vị trí liên kết ba

Đọc tên: Tên ankin = số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch chính + số chỉ vị trí liên kết ba +in

b) Từ cách đọc tên dịch ra công thức cấu tạo tương ứng.

Hướng dẫn giải

a) Các CTCT của ankin có CTPT C4H6

CH≡C-CH2-CH3: But - 1-in

CH3-C≡C-CH3: But - 2 – in

Các CTCT của ankin có CTPT C5H8 là:

CH≡C-CH2-CH2-CH3: Pent-1-in

CH3-C≡C-CH2-CH3: Pen-2-in

CH≡C-CH(CH3)-CH3: 3-metylbut-1-in

b) Pen – 2 –in: CH3-C≡C-CH2-CH3

3-metylpent-1-in: CH≡C-CH(CH3)-CH3

2,5-đimetylhex-3-in: CH3-C(CH3)-CH≡C-CH(CH3)-CH3

2. Giải bài 2 trang 145 SGK Hóa học 11

Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa propin và các chất sau:

a) Hidro có xúc tác Pd/PbCO3

b) Dung dịch brom (dư)

c) Dung dịch bạc nitrat trong amoniac

d) Hidro clorua có xúc tác HgCl2

Phương pháp giải

a) chỉ cộng H2 theo tỉ lệ 1: 1 tạo ra anken

b) cộng Br2 theo tỉ lệ 1: 2

c) phản ứng đặc trưng của ank -1-in => thế H đầu mạch bằng nguyên tử Ag

d) cộng HCl theo tỉ lệ 1: 1 và tuân theo quy tắc cộng maccopnhicop ( cộng Cl vào C bậc cao cho sản phẩm chính)

Hướng dẫn giải

a. CH ≡ C - CH3 + H2 -Pb/PbCO3, to→ CH2 = CH - CH3

b. CH ≡ C - CH3 + 2Br2 → CHBr2 - CBr2 - CH3 dd(dư)

c. CH ≡ C - CH3 + AgNO3 + NH3 → AgC ≡ C - CH3 + NH4NO3

d. CH ≡ C - CH3 + HCl → CH2 = CCl - CH3

3. Giải bài 3 trang 145 SGK Hóa học 11

Trình bày phương pháp hóa học:

a) Phân biệt axetilen với etilen.

b) Phân biệt ba bình không dán nhãn chứa mỗi khí không màu sau: metan, etilen, axetilen.

Phương pháp giải

a) Dựa vào tính chất hóa học khác nhau của 2 chất để phân biệt

Gợi ý: dùng dung dịch AgNO3

b) Dùng dung dịch AgNO, dung dịch nước brom

Hướng dẫn giải

a) Cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, chất nào tạo kết tủa thì đó là axetilen, chất nào không tạo kết tủa thì là etilen.

Phương trình phản ứng:

CH ≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg↓ +2NH4NO3

b) Lấy từ 3 bình các mẫu nhỏ để phân biệt.

- Lần lượt dẫn các mẫu khí qua dung dịch AgNO3/NH3, mẫu nào làm dung dịch xuất hiện kết tủa thì đó là axetilen

CH ≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg↓ +2NH4NO3

- Lần lượt dẫn 2 mẫu khí còn lại qua dung dịch brom, mẫu khí nào làm nhạt màu nước brom là etilen.

CH2=CH2 + Br2 → BrCH2=CH2Br

- Mẫu còn lại là metan.

4. Giải bài 4 trang 145 SGK Hóa học 11

Cho các chất sau: metan,etilen, but-2-in và axetilen. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Cả 4 chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch brom.

B. Có 2 chất tạo kết tủa với dung dịch bạc nitrat trong amoniac.

C. Có ba chất có khả năng làm mất màu dung dịch Brom.

D. Không có chất nào làm nhạt màu dung dịch kali pemangalat.

Phương pháp giải

Chất nào trong phân tử có liên kết π thì sẽ làm mất màu dung dịch nước brom

Hướng dẫn giải

A. Sai vì metan không làm mất màu dung dịch nước brom

B. Sai vì chỉ có axetilen tạo được kết tủa với dd AgNO3 trong NH3 

C. Đúng. 3 chất đó là etilen, but-2-in và axetilen

D. Sai, có 3 chất làm nhạt màu dung dịch kali pemanganat là etilen, but-2-in và axetilen

PTHH:

CH2=CH2 +Br2→CH2Br-CH2Br

CH3-C≡C-CH3 + 2Br2→CH3-CBr2-CBr2 –CH3

CH≡CH + 2Br2→CHBr2 -CHBr2

5. Giải bài 5 trang 145 SGK Hóa học 11

Dẫn 3,36 lít khí hỗn hợp A gồm propin và etilen đi vào một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy còn 0,840 lít khí thoát ra và có m gam kết tủa. Các thể tích khí đo ở đktc?

a) Tính phần trăm thể tích etilen trong A.

b) Tính m.

Phương pháp giải

a) Chỉ có axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 còn etilen thì không tác dụng => khí thoát ra là khí etilen V = 0,84 (lít)

\( \to \% {V_{{C_2}{H_4}}} = \frac{{{V_{{C_2}{H_4}}}}}{{{V_{hh}}}}.100\%  = ?\)

b) Tính mol của C3H4

Viết PTHH xảy ra, tính số mol AgC≡C-CH3↓ theo số mol của C3H4

CH ≡C-CH3 + AgNO3 + NH3 → AgC≡C-CH3↓ +NH4NO3

Hướng dẫn giải

a) Chỉ có axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 còn etilen thì không tác dụng => khí thoát ra là khí etilen V = 0,84 (lít)

\(\% {V_{{C_2}{H_4}}} = \frac{{{V_{{C_2}{H_4}}}}}{{{V_{hh}}}}.100\%  = \frac{{0,84}}{{3,36}}.100\%  = 25\% {\rm{ }}\)

b) \({n_{{C_3}{H_4}}} = \dfrac{{3,36 - 0,84}}{{22.4}} = 0,1125\,(mol)\)

CH ≡C-CH3 + AgNO3 + NH3 → AgC≡C-CH3↓ +NH4NO3

0,1125                                     → 0,1125             (mol)

m↓ = 0,1125.147=16,5375 (g)

6. Giải bài 6 trang 145 SGK Hóa học 11

Trong số các ankin có công thức phân tử C5H8 có mấy chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3:

A. 1 chất.

B. 2 chất.

C. 3 chất.

D. 4 chất.

Phương pháp giải

Viết tất cả các đồng phân của ankin có công thức phân tử 

Xem có bao nhiêu các ankin có liên kết ba đầu mạch thì sẽ tác dụng được với dd AgNOtrong NH3

Hướng dẫn giải

Công thức phân tử C5Hcó 3 đồng phân ankin

CH≡C-CH2-CH2-CH3   (1)

CH3-C≡C-CH2-CH3   (2)

CH≡C-CH(CH3)-CH3   (3)

Công thức (1) và (3) có liên kết ba đầu mạch nên có phản ứng với dung dịch AgNOtrong NH3

CH≡C-CH2-CH2-CH3 + AgNO3 + NH3 → CAg≡C-CH2-CH2-CH3 + NH4NO3

CH≡C-CH(CH3)-CH3 + AgNO3 + NH3  →  CAg=C(CH3)-CH2-CH2-CH3 + NH4NO3

→ có 2 chất

Đáp án B

Ngày:05/08/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM