Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn- Định luật Ôm

Ban biên tập eLib xin giới thiệu Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 2 dưới đây để giúp các em có thể rèn luyện kỹ năng làm bài Vật lý liên quan các kiến thức về điện trở của dây dẫn và định luật Ôm. Mời các em cùng tham khảo!

Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn- Định luật Ôm

1. Giải bài C1 trang 7 SGK Vật lý 9

Tính thương số U/I đối với mỗi dây dẫn dựa vào số liệu trong bảng 1 và bảng 2 ở bài trước.         

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên cần nắm rõ lý thuyết vật lý về 

Hướng dẫn giải

Ta có kết quả như sau:

2. Giải bài C2 trang 7 SGK Vật lý 9

Nhận xét giá trị của thương số \(\frac{U}{I}\) đối với mỗi dây dẫn dựa và với hai dây dẫn khác nhau. 

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên cần nắm rõ lý thuyết vật lý về U và I.

Hướng dẫn giải

Giá trị \(\frac{U}{I}\) đối với mỗi dây dẫn là như nhau. Đối với hai dây dẫn khác nhau thì giá trị \(\frac{U}{I}\) là khác nhau. Như vậy, thương số \(\frac{U}{I}\) phụ thuộc vào loại dây dẫn.

3. Giải bài C3 trang 8 SGK Vật lý 9

Một bóng đèn lúc thắp sáng có điện trở 12 Ω và cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là 0,5 A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó.

Phương pháp giải

Để tính hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn ta cần:

  • Áp dụng công thức định luật Ôm.
  • Suy ra hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn.

Hướng dẫn giải

Theo định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R} \Rightarrow U = IR\)

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó là: U = I.R = 0,5.12 = 6 V.

Vậy, hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó là: U = 6 V.

4. Giải bài C4 trang 8 SGK Vật lý 9

Đặt cùng một hiệu điện thế vào đầu các dây dẫn có điện trở R1 và R2 = 3R1. Dòng điện chạy qua dây dẫn nào có cường độ lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

Phương pháp giải

Để biết dòng điện chạy qua dây dẫn nào có cường độ lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần ta ta cần:

  • Áp dụng hệ thức định luật Ôm đối với 2 dây dẫn
  • Lập tỉ số I1 và I2  rồi so sánh  I1, I2.

Hướng dẫn giải

Ta có: \({I_1} = \frac{U}{{{R_1}}};{I_2} = \frac{U}{{{R_2}}} = \frac{U}{{3{R_1}}}\)

Lập tỉ số \(\frac{{{I_2}}}{{{I_1}}}\)

\( \Rightarrow \frac{I_{2}}{I_{1}}=\frac{\frac{U}{3 R_{1}}}{\frac{U}{R_{1}}} \)
\( \Rightarrow I_{2}=\frac{I_{1}}{3} \Rightarrow I_{1}=3 I_{2} \)

Dòng điện chạy qua dây dẫn thứ nhất có cường độ lớn hơn và lớn hơn ba lần.

Ngày:28/07/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM