Bài 1: Doanh nghiệp

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 1: Doanh nghiệp cung cấp các nội dung chính như: Khái niệm và phân loại doanh nghiệp; Môi trường hoạt động của doanh nghiệp. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Bài 1: Doanh nghiệp

1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp

Doanh nghiệp là chủ thế kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu.

Doanh nghiệp là một cách thức tổ chức hoạt động kinh tế của nhiều cá nhân. Có nhiều hoạt động kinh tế chỉ có thể thực hiện được bởi các doanh nghiệp chứ không phải các cá nhân.

Ở Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh - tức là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phàm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Các doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty liên doanh, doanh nghiệp tư nhân.

Trong nền kinh tế thị trưòng, các doanh nghiệp bao gồm các chủ thể kinh doanh sau đây:

- Kinh doanh cá thể (sole proprietorship)

- Kinh doanh góp vốn (parnership)

- Công ty (corporation).

Kinh doanh cá thể:

- Là loại hình được thành lập đơn giản nhất, không cần phải có điều lệ chính thức và ít chịu sự quản lý của Nhà nước.

- Không phải trả thuê thu nhập doanh nghiệp, tất cả lợi nhuận bị tính thuê thu nhập cá nhân.

- Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ và các khoản nợ, không có sự tách biệt giữa tài sản cá nhân và tài sản của doanh nghiệp.

- Thời gian hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào tuổi thọ của người chủ.

- Khả năng thu hút vốn bị hạn chê bai khả năng của người chủ.

Kinh doanh góp vốn:

- Việc thành lập doanh nghiệp này dễ dàng và chi phí thành lập thấp. Đối vối các hợp đồng phức tạp cần phải được viết tay. Một số trường hợp cần có giấy phép kinh doanh.

- Các thành viên chính thức (genera! partners) có trách nhiệm vô hạn với các khoản nợ. Mỗi thành viên có trách nhiệm đối với phần tương ứng với phần vốn góp. Nếu như một thành viên không hoàn thành trách nhiệm trả nợ của mình, phần còn lại sẽ do các thành viên khác hoàn trả.

- Doanh nghiệp tan vỡ khi một trong các thành viên chính thức chết hay rút vốn.

- Khả năng về vốn hạn chế.

- Lãi từ hoạt động kinh doanh của các thành viên phải chịu thuê thu nhập cá nhân.

Công ty

Công ty là loại hình doanh nghiệp mà ở đó có sự kết hợp ba loại lợi ích: các cổ đông (chủ sở hữu), của hội đồng quản trị và của các nhà quản lý. Theo truyền thông, cổ đông kiểm soát toàn bộ phương hướng, chính sách và hoạt động của công ty. Cổ đông bầu nên hội đồng quản trị, sau đó hội đồng quản trị lựa chọn ban quản lý. Các nhà quản lý quản lý hoạt động của công ty theo cách thức mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông. Việc tách rời quyển sở hữu khỏi các nhà quản lý mang lại cho công ty các ưu thế so vối kinh doanh cá thê và góp vốn:

- Quyển sơ hữu có thể dễ dàng chuyên cho cổ đông mới.

- Sự tồn tại của công ty không phụ thuộc vào sự thay đổi số lượng cổ đông.

- Trách nhiệm của cố đông chỉ giới hạn ở phần vốn mà cổ đông góp vào công ty (trách nhiệm hữu hạn).

Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với quy mô và trình độ phát triển nhất định. Hầu hết các doanh nghiệp lớn hoạt động với tư cách là các công ty. Đây là loại hình phát triển nhất của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, có thể coi tất cả các loại hình đó là doanh nghiệp, về nguyên tắc, nội dung quản lý tài chính doanh nghiệp là như nhau.

2. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp

Để đạt được mức doanh lợi mong muốn, doanh nghiệp cần phải có những quyết định về tổ chức hoạt động sản xuất và vận hành quá trình trao đổi. Mọi quyết định đều phải gắn kết với môi trường xung quanh. Bao quanh doanh nghiệp là một môi trường kinh tế - xả hội phức tạp và luôn biên động. Có thể kể đến một số yếu tô' khách quan tác động trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp luôn phải đối đầu vối công nghệ. Sự phát triển của công nghệ là một yếu tố góp phần thay đổi phương thức sản xuất, tạo ra nhiều kỹ thuật mới dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ trong quan lý tài chính doanh nghiệp.

Doanh nghiệp là đối tượng quản lý của Nhà nước. Sự thắt chặt hay nói lỏng hoạt động của doanh nghiệp được điều chỉnh bằng luật và các văn bản quy phạm pháp luật, bằng cơ chế quản lý tài chính.

Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phải dự tính được khả năng xảy ra rủi ro, đặc biệt là rủi ro tài chính để có cách ứng phó kịp thời và đúng đắn. Doanh nghiệp, vói sức ép của thị trường cạnh tranh, phải chuyển dần từ chiến lược trọng cung cố điên sang chiên lược trọng cầu hiện đại. Những đòi hỏi về chất lượng, mẫu mã, giá cả hàng hoá, về chất lượng dịch vụ ngày càng cao hơn, tinh tế hơn của khách hàng buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên thay đổi chính sách sản phàm, đãm bảo sản xuất - kinh doanh có hiệu quả và chất lượng cao.

Doanh nghiệp thường phải đáp ứng được đòi hỏi của các đôi tác về mức vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn. Sự tăng, giảm vốn chủ sở hữu có tác động đáng kể tối hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt trong các điều kiện kinh tế khác nhau.

Muốn phát triển bền vững, các doanh nghiệp phải làm chủ và dự đoán trước được sự thay đối của môi trường để sẵn sàng thích nghi với nó. Trong môi trường đó, quan hệ tài chính của doanh nghiệp được thể hiện rất phong phú và đa dạng.

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 1: Doanh nghiệp do eLib tổng hợp, hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn trong quá trình học tập.

Ngày:12/01/2021 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM