Bài 2: Nội dung của một kế hoạch tài chính hoàn chỉnh

Bài giảng Bài 2: Nội dung của một kế hoạch tài chính hoàn chỉnh cung cấp cho người học các kiến thức: Kế hoạch hoá nguồn vốn (Nguồn tài trợ); Các yêu cầu cần thiết để kế hoạch hóa có hiệu quả; Kế hoạch hóa tài chính và quản lý một tập hợp các "quyền". Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Bài 2: Nội dung của một kế hoạch tài chính hoàn chỉnh

Một kế hoạch tài chính hoàn chỉnh của một doanh nghiệp lớn thường được thiết lập với quy mô lớn và khá phức tạp. Còn đối với một doanh nghiệp nhở thì kế hoạch tài chính đơn giản hơn. Tuy nhiên, những nội dung cơ bản của kế hoạch tài chính đều như nhau đối với các loại hình doanh nghiệp có quy mô khác nhau.

Kế hoạch tài chính được biểu hiện qua các báo cáo tài chính dự báo: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo ket quả kinh doanh và Báo cáo lưu chuyến tiền tệ.

Kế hoạch tài chính thể hiện những dự báo về doanh thu và chi phí, đồng thời, nó cũng phản ánh những luồng tiền vào ra của doanh nghiệp. Đặc biệt, những chi phí và những khoản chi thường được phân loại theo mục đích khác nhau (ví dụ như đầu tư thay thế, đầu tư mở rộng, đầu tư cho sàn phẩm mối hay đầu tư thiết bị chống ô nhiễm), theo bộ phận hoặc theo loại hình kinh doanh. Bên cạnh đó, có những thuyết minh về nguyên nhân phát sinh chi phí cũng như nguyên nhân phát sinh luồng tiền để đạt được các mục tiêu tương ứng. Các thuyết minh được thực hiện đối với các lĩnh vực như: nghiên cứu và triển khai, thiết kế và tiếp thị sản phẩm mới, chiên lược định giá v.v...

Những thuyết minh trên được lập trên cơ sở kết quả của các cuộc thảo luận và đàm phản giữa các nhà quản lý tác nghiệp, nhân viên văn phòng và các nhà quản lý cấp cao (Hội đồng quản trị, Ban giảm đôc của doanh nghiệp). Thông qua văn bản đó, các đối tượng liên quan đến thực hiện kế hoạch sẽ hiếu được những công việc phải hoàn thành.

1. Kế hoạch hoá nguồn vốn (Nguồn tài trợ)

Kế hoạch nguồn vốn cần được xây dựng một cách lôgic và phù hợp với chính sách chia cổ tức, bởi vì nếu doanh nghiệp trả nhiều cổ tức, doanh nghiệp đó sẽ phải tìm nhiều hơn nguồn vốn từ bên ngoài.

Tính phức tạp và tầm quan trọng của kế hoạch tạo vốn rất khác nhau giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Một doanh nghiệp với các cơ hội đầu tư hạn chế, dư thừa luồng tiền hoạt động và chính sách trả cổ tức vừa phải sẽ không tận dụng khả năng vay. Các nhà quản lý của những doanh nghiệp như vậy không gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch tìm kiếm các nguồn tài trợ. Tuy nhiên, liệu điều đó có hợp với ý muốn của các cổ đông không lại là một vấn đế khác.

Các doanh nghiệp khác phải tạo vốn bằng cách bán các chứng khoán. Đương nhiên, họ phải rất thận trọng trong việc lựa chọn loại chứng khoán và thời điểm bán cũng như phương thức bán. Kế hoạch tài trợ của những doanh nghiệp như vậy có thể rất phức tạp với những ràng buộc của những điều khoản về các khoản nợ hiện tại. Ví dụ, trái phiếu điện lực ở Mỹ thường có điều khoản cấm doanh nghiệp phát hành thểm trái phiếu nêu như lãi suất hạ thấp xuống dưới một mức nào đó. 

2. Các yêu cầu cần thiết để kế hoạch hóa có hiệu quả

Các yêu cầu cần thiết để kế hoạch hóa có hiệu quả phụ thuộc vào mục tiêu kế hoạch hóa và kết quả mong muốn cuối cùng. Có 3 yêu cầu chính sau đây:

Dự báo

Trước hết là khả nàng dự báo phải chính xác và nhất quán. Việc đưa ra các dự báo chính xác hoàn toàn là không thể. Tuy nhiên, doanh nghiệp cẩn phải dự báo càng chính xác càng tốt.

Việc dự báo không thể được đơn giản hóa xuống thành một bài tập dự báo đơn thuần, ưốc lượng trung thực và các xu hướng phù hợp với các dữ liệu quá khứ chỉ có một giá trị nhất định.

Thay cho phản quyết, các dự báo được dựa vào các nguồn dữ liệu và các phương pháp dự báo khác nhau. Ví dụ, các dự báo về môi trường kinh tế và công nghiệp có thể liên quan đến việc sử dụng các mô hình kinh tế lượng, trong đó có tính đến các tác động qua lại của các biến số kinh tế. Trong các trường hợp khác, nhà dự báo có thể sử dụng các phương pháp thống kế trong việc phân tích và dự tính các chuỗi thời gian. Dự báo về nhu cầu, về hành vi người tiêu dùng thường được dựa trên những thay đối của môi trường kinh tế, các điều tra mổi nhất mà doanh nghiệp có thể tiếp cận được.

Do thông tin và kiên thức chuyên môn có thể bị phân tán một cách không thuận lợi nên muốn kế hoạch hóa tài chính có hiệu quả, các nhà quản lý không được bở qua các yếu tố đó. Đồng thời, nhiều nhà kế hoạch còn yêu cầu sự giúp đõ từ bên ngoài. Hiện nay, ngành dự báo đang phát đạt, với sự ra đời và phát triến của các công ty, ví dụ như Công ty số liệu (Data Resources, Inc. DRI) và Công ty Kinh tế lượng Chase (Chase Econometrics) của Mỹ chuyên về lập các dự báo kinh tế vĩ mô và các ngành phục vụ cho các doanh nghiệp.

Trên thực tế, kế hoạch hóa thường được tiến hành trong một môi trường độc lập. Khả năng của doanh nghiệp trong việc thực thi một kế hoạch tăng trương manh và tăng thị phần tùy thuộc vào các đối thủ của doanh nghiệp sẽ làm gì. Khi được trình các dự báo về doanh nghiệp, cần xem xét các yếu tố "đằng sau" các dự báo và cổ gắng xác định mô hình kinh tế - cơ sở của các dự báo.

Tính không nhất quán của các dự báo là một vấn để tiềm ẩn bởi vì chúng được các nhà kế hoạch đưa ra từ những nguồn thông tin khác nhau.

Ví dụ: Doanh thu dự báo có thể là tổng của các dự báo riêng lẻ do các nhà quản lý các bộ phận khác nhau. Trong khi đó, các công cụ được sử dụng trong dự báo của các nhà quản lý này có thể dựa trên các giả thiết khác nhau về lạm phát, về tăng trương kinh tế, về tính sẵn có của nguyên vật liệu...

Đảm bảo được tính nhất quán là đặc biệt khó khăn đối với các doanh nghiệp có cấu trúc dọc, ơ đó nguyên vật liệu cho một bộ phận là sản phẩm của một bộ phận khác. Ví dụ, một doanh nghiệp lọc dầu có thể lập kế hoạch sản xuất nhiều xăng hơn là bộ phận marketing lập kế hoạch bán xăng. Các nhà kế hoạch của doanh nghiệp lọc dầu này có thể làm rở được tính không nhất quán trên và liên kết kế hoạch cua 2 bộ phận với nhau.

Các doanh nghiệp thường nhận thấy rằng việc đạt được các dự báo tổng hợp có tính nhất quán về doanh thu, luồng tiền, thu nhập và các dự báo khác là rất phức tạp và tốn thời gian. Tuy nhiên, nhiều tính toán cần thiết có thể được thực hiện một. cách tự động bới mô hình kế hoạch hóa.

Xác định kế hoạch tài chính tới ưu

Nhà kế hoạch nào cũng phải lựa chọn được kế hoạch tốt nhất. Người ta luôn mong muốn có một mô hình mà nhờ đó họ có thế’ biết được một cách chính xác cách đánh giá đó. Nhưng không thể có một mô hình hay một cóng thức nào chứa đựng tất cả tính phức tạp và yếu tô* vô hình liên quan trong kế hoạch hóa tài chính.

Thực tế cho thày sẽ không bao giờ có một công cụ như vậy. Tuvền bổ* này được dựa trên định lý thứ 3 do Brealey và Myers đưa ra:

Tiên đề: Nguồn cung cấp của các vấn đề chưa giải quyết được là vô hạn.

Tiên đề: Số lượng các vấn đề chưa giải quyết mà người ta có thể có nghĩ đến tại bất kỳ thời điểm nào chỉ giới hạn đến 10.

Định lý: Do vậy, trong bất kỳ lĩnh vực nào sẽ luôn có 10 vấn đề được để cập nhưng chưa có giải pháp cho chúng.

Các nhà kế hoạch tài chính phải đối mặt với những vấn để chưa được giải quyết và xử lý theo cách thức tốt nhất mà họ có thể - bằng cách phản quyết.

Các nhà kế hoạch bắt đầu mục tiêu của doanh nghiệp bằng các con số kế toán. Họ có thể nói, "mục tiêu của chúng tôi là đạt được tốc độ tăng doanh thu hàng nảm là 20%" hoặc "chúng tôi muốn đạt tý lệ thu nhập 25% trên vốn chủ sở hữu theo số sách và doanh lợi doanh thu 10%".

Các mục tiêu trên không có nghĩa: Các cồ đông muốn giàu có hơn chứ không chi thởa mãn với 10% doanh lợi. Một mục tiêu được đưa ra dưới dạng tỷ lệ kế toán không có ý nghĩa trừ phi nó được diễn giải theo nghĩa của các quyết định kinh doanh. Ví dụ 10% doanh lợi có nghĩa là giá cao hơn, chi phí thấp hơn, chuyến sang sản phẩm mởi với suất doanh lợi cao hơn hay là táng sự phô'i hợp theo trục dọc trong sản xuất có hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, cách nêu mục tiêu như vậy có tác dụng cồ’ vũ moi người cùng làm việc tích cực hơn, giống như là hát bài hát của công ty trước khi làm việc. Bên cạnh đó, có thể các nhà quản lý thường sủ dụng một mật mă riêng để' chuyển tải nội dung thực. Ví dụ, mục tiêu tăng nhanh doanh thu có thế phản ánh lòng tin của nhà quản lý rằng thị phần tăng lên là cần thiết để đạt được ưu thế sản xuất hàng loạt, hoặc mục tiêu suất doanh lợi doanh thu có thể là một cách để nói rằng công ty đang nỗ lực tăng doanh thu và giảm chi phí.

Xem xét việc thực hiện kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính dài hạn có một nhược điểm là bị lạc hậu gần như ngay sau khi lập. Sau đó thì chúng rất dễ bị bở quên. Tất nhiên là người ta có thể bất đầu lại quá trình kế hoạch hóa từ con số không. Tuy nhiên, sẽ có ích hơn nêu như bạn nghĩ trước được là cần phải xem lại kế hoạch của mình như thế nào khi có những biến cổ không mong đợi xảy ra. Ví dụ giả sử lợi nhuận trong 6 tháng đầu tiên thấp hơn 10% so với số dự báo. Nghiên cứu cho thấy không có một khả năng nó sẽ trở lại mức cũ sau khi bị giảm sút. Khi đó, nên xem xét giảm 10% số lợi nhuận dự báo cho những nàm sau.

Chúng ta lưu ý rằng các kế hoạch dài hạn có thể được sử dụng như là những diêm môc cho việc đánh giá một chuỗi kết quá hoạt động. Nhưng việc đánh giá kết quả hoạt động sẽ có rất ít giá trị trừ phi tính đến môi trường kinh doanh mà chúng hoạt động. Nêu như biết được rằng một sự suy giảm trong nền kinh tế sẽ "ném" nhà lập kế hoạch ra khởi kế hoạch như thể nào, nhà lập kế hoạch sẽ có được tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình suy giảm đó.

3. Kế hoạch hóa tài chính và quản lý một tập hợp các "quyền"

Một vấn đề quan trọng khác trong kế hoạch hóa tài chính là sự phụ thuộc của các cơ hội đầu tư trong tương lai vào các quyết định đầu tư hiện tại. Chúng ta thường đầu tư xâm nhập vào thị trường với các lý do có tính chiến lược, tức là không phải vì khoản đầu tư hiện tại có giá trị hiện tại ròng dương mà vì nó tạo lập cho doanh nghiệp vị trí trên thị trường và nó tạo ra các lựa chọn cho các khoản đầu tư tiêm năng có giá trị tiếp theo.

Nói một cách khác, có một quyết định 2 giai đoạn. Giai đoạn 2 (dự án tiếp theo) nhà quản lý tài chính đối mặt với vấn đề chuẩn mực về dự toán vốh đầu tư. Nhưng ở giai đoạn thứ nhất các dự án có thể có giá trị bước đầu cho các quyền mà nó mang lại. Nhà quản lý tài chính cần đánh giá một "giá trị chiến lược" của dự án giai đoạn thứ nhất qua việc đánh giá giá trị các quyển mà nó mang lại.

Một số trường hợp có thế có 3 giai đoạn hoặc hơn. Ví dụ như một quá trình đối mối công nghệ từ sự khởi đầu của nó trong nghiên cứu cơ sở cho đến việc thiết kế sản phẩm, sản xuất thử và tung thử ra thị trường và cuối cùng là sản xuất thương mại. Quyét định về số lượng sản xuất thương mại là một vấn đề tiêu chuẩn về ngân quỹ. Quyết định về sản xuất và tung thử ra thị trường giông như mua một quyển để sản xuất với số lượng thương mại. Vốn đầu tư để thiết kế sản phẩm giông như là mua một quyền để sản xuất và tung thứ ra thị trường: doanh nghiệp mua một quyển để mua một quyền khác.

Kế hoạch hóa tài chính tựu trung lại không phải là tìm kiếm một kế hoạch đầu tư riêng lẻ mà là quản lý một tập hợp các quyền mà doanh nghiệp nắm giữ. Tập hợp này không bao gồm các quyền bán và quyển mua thương mại mà bao gồm các quyển thực (các quyển mua tài sản thực với các điều khoản thuận lợi) hoặc các quyền mua các tài sản thực khác. Chúng ta có thể xem xét kế hoạch hóa tài chính một phần như một quá trình.

Mua các quyền thực.

Duy trì các quyền này không giống như các quyền tài chính quyền thực được đặt trên cơ sở công nghệ, thiết kế sản phẩm có tính cạnh tranh khác. Loại này thường mất giá trị nếu ta không quan tâm và bở quên chúng.

Thực hiện các quyển thực có giá trị đúng thời điếm cần thiết.

Thanh lý các quyền mà nếu duy trì chúng thì sẽ quá tốn kém hoặc quá đắt.

Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo, eLib đã tổng hợp nội dung bài giảng Bài 2: Nội dung của một kế hoạch tài chính hoàn chỉnh và chia sẽ đến các bạn trên đây. Hy vọng tư liệu này giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn.

Ngày:14/01/2021 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM