Bài 5: Các lý thuyết quản trị hiện đại

Nội dung bài giảng Bài 5: Các lý thuyết quản trị hiện đại chủ yếu gồm có: Lý thuyết quản trị theo quá trình, lý thuyết quản trị theo tình huống, lý thuyết Quản trị sáng tạo.... Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Bài 5: Các lý thuyết quản trị hiện đại

Những lý thuyết quản trị ra đời từ năm 1960 trở lại đây được gọi chung là những lý thuyết quản trị hiện đại. Các lý thuyết quản trị hiện đại được chia thành những trường phái chính sau đây.

1. Lý thuyết quản trị theo quá trình

Phưong pháp tiếp cận: Coi tổ chức là một hệ thống mở coi quá trình sản xuất kinh doanh là một quá trình liên tục và hoạt dộng quản trị là quá trình nhà quản trị thực hiện các chức năng hoạch định, tổ chức điều khiển và kiểm tra để tác động đến tất cả các khâu của quá trình nhằm thực hiện mục tiêu thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

Quản trị theo quá trình có những đặc điểm cần lưu ý như sau:

 Liên kết các bộ phận, các khâu trong tổ chức lại với nhau thành quá trình liên tục.

Quá trình được hiểu là toàn bộ hoạt động từ khi hình thành ý tưởng cho đên khi có được sản phâm đâu ra hoàn chỉnh để thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

Để quản trị theo quá trình đạt hiệu quả cơ câu tố chức phải được thiết kế linh hoạt, mở rông các quan hệ phối hợp theo chiều ngang, thông tin đa chiều, giám bớt cấp trung gian.

Công việc của các thành viên không chia cẳt, chuyên môn hóa quá sâu, mỗi thành viên được giao các nhiệm vụ dựa trên mục tiêu chung là thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng.

Quản trị theo quá trình đòi hỏi những người thừa hành phải có kiến thức tổng hợp, có khả năng bao quát công việc và phải có quyền tự quyết định khi thực hiện những công việc được giao.

2. Lý thuyết quản trị theo tình huống

Quản điểm của các tác giả đưa ra lý thuyết quản trị theo tình huống cho rằng hoạt động quản trị luôn đòi hỏi nhà quản trị phải có tư duy sáng tạo.

Để thành công nhà quản trị phải biết kế thừa và áp dụng những nguyên tắc kỹ thuật quản trị phù hợp với tình huống đặt ra.

Thực chất của quản trị theo tình huống là: Phân tích thực trạng vấn đề cẩn giải quyết trong từng tình huống cụ thể để quyết định áp dụng phương pháp, nguyên tắc quản trị phù hợp.

Quản trị tình huống là sự kế thừa và vận dụng kết hợp nhiều lý thuyết quản trị vào từng trường hợp cụ thể. Trong lý thuyết quản trị theo tình huống có sự "Giao thoa" giữa những quản điểm quản trị khác nhau.

Lý thuyết quản trị theo tình huống nhấn mạnh đến tính phức tạp và đa dạng của các hoạt động quản trị.

Cỏ thể nói quản điểm cùa các tác giá theo trường phái này một lần nữa nhấn mạnh và khẳng định tính sáng tạo của hoạt động quản trị và điều mà các nhà quản trị phải ghi nhớ là không nên vận dụng các nguyên tắc các lý thuyết quản trị một cách máy móc, cứng nhắc mà phải vận dụng linh hoạt sáng tạo tùy trường hợp cụ thể trên cơ sở phân tích thực tiễn một cách khoa học. có như vậy các nhà quản trị mới đưa ra các quyết định hợp lý.

3. Lý thuyết quản trị định lượng

Chủ trương của lý thuyết này là sừ dụng các kỹ thuật định lượng thông qua sự hồ trợ của máy tính để phục vụ cho quá trình ra quyết dinh và lựa chọn quyết định quản trị tối ưu.

Đặc trưng bản của lý thuyết quản trị định lượng:

  • Trọng tâm cua công tác quản trị là tập trung vào việc ra quyết định.

  • Lượng hóa các yếu tố và lựa chọn các giãi pháp dựa trên các tiêu chuẩn kinh tế đã được lượng hóa.

  • Sử dụng toán học, điều khiển học, vận trù học. ... đưa ra các tình huống giả định để phân tích và đưa ra các phương án giải quyết.

  • Ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng mảy tính làm phương tiện để phục vụ cho việc giải quyết các vân đề và ra quyết định.

Ưu điểm của lý thuyết này là: Ứng dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại vào quản trị, nhiêu lĩnh vực quản trị áp dụng thuyết này dã dạt được hiệu qua tối ưu như: Quản trị hàng tổn kho, quản trị tài chính, quản trị tiến trình sản xuất kinh doanh...

Hạn chế của lý thuvêt này là việc sử dụne các công cụ ra quyêt định khá phức tạp người sử dụng phài có trình độ chuyên môn và đòi hỏi phải có đầy đủ máy móc trang thiết bị hiện đại đồng bộ. Mặt khác vấn đề cơ bản cùa quản trị là quản trị con người thì rất khó áp dụng lý thuyết này.

4. Lý thuyết “Quản trị tổng họp và thích nghi”

Lý thuyết này được nhà quản trị học hiện đại người My Peter Drucker:

Tác giả đưa ra lý thuyết này dựa trên cơ sở phân tích những biến động của nền kinh tế thế giới. Peter Drucker cho rằng xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới là sự quốc tế hóa, toàn cầu hóa với sự xuất hiện của các liên minh kinh tế và các công ty đa quốc gia xuyên quốc gia. Ông nhận định rằng thời đại ngày nay là thời đại tri thức, thời đại "bão táp” với sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Trong xã hội tri thức hiện đại kết cấu và chất lượng lao động có sự thay đổi rất lớn khác xa so với trước đây tự động hóa không còn xa lạ nhiều công việc người máy có thể làm thay con người. Trong thời đại ngày nay con người với tri thức cùa họ sẽ là nguồn năng lượng đặc biệt.

Trong điều kiện như vậy các nguvên tac và phương pháp quản trị cần phai thav đòi cho thích ứng và theo kịp thời đại. Những luận diêm mới về quản trị cua Peter­Drucker là:

Quản trị doanh nghiệp tập trung vào việc tạo ra khách hàng bang cách thích nghi với nhu cầu của khách hàng, cái tiến đoi mới sàn phâin cùa doanh nghiệp để cung cấp cho khách hàng các sản phàm có chất lượng cao hơn. giá hợp lý hơn so với dổi thu cạnh tranh hoặc kính thích sự hình thành nhu cầu mới de tạo ra khách hàng mới.
Quản trị con người: con người là nguồn lực vô giá. đặc biệt của các doanh nghiệp, việc quản trị con người cần theo hướng phát huy tổi đa các tiêm năng của các cá nhcần. Từ phân công bố trí công việc đèn định mức lao động đến phải coi trọng sự tổ con người. Kêt hợp quản trị theo quá trình với quản trị theo mục tiêu để đem lại sức mạnh tổng hợp cho tổ chức.

Nhà quản trị trong thời đại ngày nay cân phái cỏ đu các kỹ năng cần thiết, phái có tư tưởng đổi mới và hướng tới tương lai. phải linh dộng và phái biết thích nghi với sự thay đối.

Các vấn dề mà nhà quản trị trong thời đại ngày nay phải giải quyết tổt là:

+ Nhạy cảm vói sự thay đổi của môi trường, chủ động đón bắt cơ hội kinh doanh và làm thê nào cho doanh nghiệp thích nghi tốt với môi trường.

+ Trong lĩnh vực tài chính nhà quản trị phải quản trị sao cho duy trì được khả nâng thanh toán và sức mạnh tài chính cua doanh nghiệp.

+ Khi xác dịnh mục tiêu, chiến lược phải định hướng vào tương lai đảm bào cho doanh nghiệp thích nghi với sự thay đổi cua môi trường đặc biệt là sự thay đối về kỹ thuật, công nghệ.

+ Áp dụng các phương pháp quản trị thích hợp để quản trị đạt hiệu quả cao nhất đảm bảo cho sự phát triển tăng trưởng cùa tổ chức.

Lý thuyêt quản trị tổng hợp và thích nghi hướng vào việc quản trị tổng hợp tất cả các nguồn lực của một tổ chức (Vốn trí thức, thời gian). Lý thuyết này đề cao vai trò sáng tạo trí thức và trách nhiệm của con người coi con người là yếu tố chủ đạo trong quản trị lý thuvết này cũng định hướng cho sự phát triển của các doanh nghiệp: Muốn tồnn tại và phát triển các doanh nghiệp phải thích nghi với môi trường. Các quan điểm mới mẻ của lý thuyết này là sự kết hợp hài hòa giữa trí tuệ, kiến thức, kỹ thuật và sự nhận thức đúng đắn về vai trò của con người trong xã hội ngày này.

5. Lý thuyết Quản trị sáng tạo

Theo phong cách quản trị sáng tạo nhà quản trị cần giải quyết các vấn đề như:

  • Chiến lược kinh doanh: Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên ý lường sáng tạo của mọi thành viên. Các nhà quản trị phải thiệt lập dược chiến lược dài hạn (5-10 năm).

  • Cơ cấu tổ chức: Được thiết kê theo sơ đồ mạng lưới dổ đàm báo truyền thống thông suốt tạo điều kiện phổi hợp lốt giữa các thành viên các bộ phận, đề cao vai trò trách nhiệm cá nhân.

  • Quản trị nguồn nhân lực: Đối xử tốt nhât với các thành viên để thúc đẩy tiềm năng sáng tạo của con người: đãi ngộ khen thưởng căn cứ vào thành tích sáng tạo. Nhà quản trị tạo điều kiện và cơ hội sáng tạo ngang băng cho mọi người.

  • Quản trị thông tin: Tối đa hóa việc chia xẻ và sử dụng thông tin đến mọi thành viên, tạo môi trường truyền thông hoàn toàn tự do trong doanh nghiệp.

Quản trị sáng tạo là phong cách quản trị hiện dại thích hợp với thời đại của công nghệ thông tin và cũng là phong cách đề cao vai trò sáng tạo cua con người, chú trọng dam bảo tính thích nghi của doanh nghiệp với mòi trường.

6. Lý thuyết Quản trị tuyệt hảo

Trên cơ sở khảo sát sự thành công của nhiều doanh nghiệp ở Mỹ vào những năm cuối của thế kỷ 20.  Hai quản trị gia người Mỹ là: Robert H Waterman và Thomas J Peter đã đưa ra một số lý thuyết quản trị mới nhằm thúc đây hoạt động quản trị một doanh nghiệp đạt đến sự "Tuyệt hảo".

Hy vọng tư liệu này giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn.

Ngày:12/01/2021 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM