Bài 6: Kiểm tra hoạt động kinh doanh

Nội dung chính của bài giảng này trình bày việc kiểm tra hoạt động kinh doanh để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Bài 6: Kiểm tra hoạt động kinh doanh

Muốn đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải thường xuyên kiểm tra hoạt động ở tất cả các lĩnh vực, các bộ phận. Công việc kiểm tra ở các lĩnh vực các bộ phận thường do các nhà quản trị cấp cơ sở và cấp chức năng trung gian đảm nhiệm.

Nhà quản trị cấp cao muốn nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị, cần phải kiểm tra tổng quát để đánh giá được kết quả hoạt động của toàn doanh nghiệp.

Việc kiểm tra toàn bộ của nhà quản trị thường tập trung vào các vẩn đề sau:

Kiểm tra tài chính: Kiểm tra toàn bộ tình hình thu, chi trong doanh nghiệp.

Kiểm tra việc quản lý sử dụng các nguồn lực: đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị, vật tư, hàng hóa... để tránh tốn thất

Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh: Việc kiểm tra này được thực hiện thông qua việc kiểm tra các chỉ tiêu: Doanh thu, khối lượng hàng bán, chi phí lợi nhuận và việc sử dụng vốn đầu tư. Việc kiểm tra này cho phép nhà quản trị đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu.

Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh các nhà quản trị thường tiến hành tiến hành phân tích chi phí, lợi nhuận của từng khâu, từng bộ phận xem khâu nào, bộ phận nào làm ăn có hiệu quả. Đổi với toàn bộ doanh nghiệp thì việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh dựa vào báo cáo thu nhập và bảng tống kết tài sản là một phương tiện kiểm tra khá hữu hiệu.

Hiệu quả kinh doanh của một đơn vị được thể hiện qua hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Nhà quản trị cấp cao cần phân tích kết quả đạt được trong kinh doanh cả về sổ tương đối lẫn số tuyệt đổi thông qua chỉ tiêu: Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn đầu tư (Thường ký hiệu là ROI - Return on Investment). Đây là một chỉ tiêu được coi là chủ yếu của hệ thống kiểm tra theo phương pháp Dupont (Phương pháp này được công ty Dupont áp dụng từ năm 1919).

Bên cạnh việc kiểm tra tài chính, các đơn vị kinh doanh cần kiểm tra một sổ lĩnh vực quản trọng khác, chẳng hạn như:

Kiểm tra nhằm đánh giá vị trí của công ty trong ngành nghề kinh doanh cả về hiện tại và tương lai. Việc kiểm tra này cẩn xác định cụ thể thị phần của đơn vị, vị thế của công ty trong cạnh tranh và phản ứng của khách hàng ...

-Đơn vị k:nh doanh cũng cần kiểm tra lại mục tiêu cơ bản các chiến lược, chính sách kinh doanh trong từng thời kỳ xem có phù hợp với thực tế và triển vọng phát triển trong tương lai hay không để có sự điểu chỉnh bổ sung kịp thời. Mặt khác đơn vị cũng cần kiểm tra về tình hình tổ chức quản lý và sử dụng nguồn nhân lực.

Đặc biệt, chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định khả năng thu hút khách hàng và cạnh tranh. Các đơn vị sản xuất kinh doanh cần kiểm tra hệ thông đảm bảo chất lượng để thường xuyên giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của đơn vị mình.

Kết luận

Kiểm tra là chức năng của mọi nhà quản trị nhằm đám bảo cho kết quả hoạt động phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.

Các nhà quản trị cần thực hiện quá trình kiểm tra thường xuyên và nghiêm túc.

Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra các nhà quản trị cần quản triệt sự cần thiết của nó và có phương pháp tố chức thực hiện công tác kiểm tra hữu hiệu.

Trong hoạt động kinh doanh, các nhà quản trị cân kiểm tra toàn diện từ kiểm tra tài chính đến kiểm tra quá trình thực hiện mục tiêu và kiểm tra chất lượng. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh không thể xem thường và coi nhẹ chức năng kiêm tra.

Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo, eLib đã tổng hợp nội dung bài giảng Bài 6: Kiểm tra hoạt động kinh doanh và chia sẽ đến các bạn trên đây. Hy vọng tư liệu này giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn.

Ngày:14/01/2021 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM