Bộ câu hỏi ôn tập môn Quản trị học có lời giải

Với mục tiêu cung cấp cho các bạn tư liệu tham khảo phục vụ cho học tập và ôn luyện kiến thức, eLib.VN giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi ôn tập môn Quản trị học có lời giải dưới đây. Hy vọng tư liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các bạn cùng tham khảo!

Bộ câu hỏi ôn tập môn Quản trị học có lời giải

Câu 1: Hiệu quả là gì? Kết quả là gì? So sánh giữa hiệu quả và kết quả. Nêu nhận xét của bạn.

Hiệu quả: Tương quan so sánh giá trị đầu vào và sản lượng đầu ra:

- Giảm thiểu chi phí đầu vào, giữ nguyên sản lượng đầu ra;

- Giữ nguyên giá trị đầu vào, gia tăng sản lượng đầu ra;

- Giảm thiểu chi phí đầu vào, gia tăng sản lượng đầu ra.

Kết quả: Đạt được mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ được giao

So sánh hiệu quả và kết quả

- Hiệu quả gắn liền với phương tiện, trong khi kết quả gắn liền với mục tiêu thực hiện hoặc mục đích.

- Hiệu quả là làm được việc, trong khi kết quả là làm đúng việc.

- Hiệu quả tỷ lệ thuận với kết quả đạt được nhưng tỷ lệ nghịch với chi phí.

Nhận xét:

 - Quản trị là nhằm đạt được kết quả với hiệu quả cao (Làm thế nào để hoàn thành mục tiêu của tổ chức với phí tổn thấp nhất).

-  Làm đúng việc: cho dù làm việc không phải với cách tốt nhất vẫn tốt hơn là làm không đúng việc cho dù nó được tiến hành một cách tốt nhất.

-  Điều tốt nhất trong quản trị là khi làm đúng việc (Hoàn thành mục tiêu của tổ chức) và làm được việc (Chi phí thấp nhất).

Câu 2: Theo Robert Kazt, nhà quản trị cần có đầy đủ ba nhóm kỹ năng, bạn hãy nêu tên với yêu cầu và ảnh hưởng của từng kỹ năng. Vẽ sơ đồ kỹ năng của nhà quản trị các cấp trong tổ chức và nêu nhận xét của bạn.

Theo Robert Katz mỗi nhà quản trị viên phải có 3 kỹ năng cơ bản sau:

-  Kỹ năng nhận thức hay tư duy (Conceptual Skills)

-  Kỹ năng nhân sự (Human Skills)

-  Kỹ năng kỹ thuật (Technical Skills)

Sơ đồ kỹ năng của các cấp quản trị

Nội dung và ảnh hưởng của kỹ năng quản trị:

KỸ NĂNG

NỘI DUNG

ẢNH HƯỞNG

 

 

 

 

TƯ DUY

(NHẬN THỨC)

- Năng lực phân tích;

 

 

 

Giúp cho việc hoạch định (Đặc biệt là xác định mục tiêu và lập các kế hoạch chiến lược), tổ chức thực hiện.

- Suy nghĩ logic;

- Khái niệm và khái quát hóa những quan hệ phức tạp giữa các sự vật hiện tượng;

- Đề ra các ý tưởng và giải quyết các vấn đề;

- Có khả năng phân tích các sự kiện và các xu thế để đoán trước được những thay đổi và thời cơ.

 

 

 

NHÂN SỰ

(QUAN HỆ)

- Có kiến thức về hành vi con người và quá trình tương tác giữa các cá nhân;

Giúp cho việc thiết lập các quan hệ với cấp trên, cấp dưới, với đồng sự và bên ngoài tổ chức. Kỹ năng này phải được nhà quản trị thực hiện liên tục và nhất quán.

- Có năng lực trong việc hiểu biết, cảm giác, thái độ và động cơ của người khác;

- Có năng lực trong việc thiết lập những quan hệ hợp tác, khéo léo, ngoại giao và hiểu biết về các hành vi được chấp nhận bởi xã hội

KỸ THUẬT

(TÁC NGHIỆP)

 

- Các kiến thức về phương pháp, quy trình, thủ tục và kỹ thuật để thực hiện công việc chuyên môn.

Giúp cho việc chỉ đạo, điều hành công việc, kiểm tra và đánh giá năng lực cấp dưới.

- Có năng lực trong việc sử dụng các công cụ và thiết bị.

NHẬN XÉT: 

Đối với mọi cấp quản trị cần phải có đầy đủ 3 kỹ năng trên. Cấp quản trị càng cao yêu cầu kỹ năng tư duy càng nhiều và ngược lại cấp quản trị càng thấp yêu cầu kỹ thuật càng nhiều. Riêng kỹ năng nhân sự, đối với các cấp đều quan trọng như nhau.

Mặc dù vậy, trên thực tế những đòi hỏi cụ thể về mức độ kỹ năng nhân sự có thể có sự khác nhau tùy theo loại cấp bậc quản trị, nhưng xét theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế thì nó lại đóng vai trò quan trọng nhất, góp phần làm cho các nhà quản trị thực hiện thành công các loại kỹ năng khác.

Câu 3: Bạn hãy cho biết cơ sở của lý thuyết quản trị Nhật Bản (Lý thuyết Z) là gì? Nêu tên tác giả và đặc điểm của lý thuyết này.

Trường phái quản trị Nhật Bản (Lý thuyết Z)

- Tác giả William Ouchi – giáo sư người Mỹ gốc Nhật giảng dạy tại trường đại học Harvard (Mỹ).

- Từ quan điểm nhận thức về con người có sự khác biệt với trường phái cổ điển và trường phái tâm lý xã hội về lý thuyết quan hệ con người. Ông phản bác với quan niệm cho rằng: “thích làm việc hoặc không thích làm việc là bản chất con người”. Theo ông, đó chỉ là “thái độ lao động” và trên cơ sở này cùng với việc áp dụng cách quản lý của Nhật Bản trong công ty Mỹ. Lý thuyết ra đời năm 1978, chú trọng đến quan hệ xã hội và yếu tố con người trong tổ chức.

- Lý thuyết Z có đặc điểm sau:

+ Công việc dài hạn;

+ Quyết định thuận hợp;

+ Trách nhiệm cá nhân;

+ Xét thăng thưởng chậm;

+ Kiểm soát kín đáo bằng các biện pháp công khai;

+ Quan tâm đến tập thể và cả gia đình nhân viên.

Câu 4: Nêu khái niệm thông tin trong quản trị. Trình bày các yêu cầu đối với thông tin quản trị.

Thông tin quản trị là:

- Sự truyền đạt các tin tức từ người gửi đến người nhận.

- Tập hợp các tin tức được biểu hiện, ghi lại, truyền đi, cất giữ, xử lý và sử dụng ở các khâu, các cấp quản trị.

Yêu cầu đối với thông tin

- Thông tin phải đầy đủ chính xác

- Thông tin phải kịp thời

- Thông tin phải mới và có ích

- Thông tin cô động và logic

Câu 5: Khái niệm mục tiêu; phân loại mục tiêu; trình bày vai trò của mục tiêu.

Mục tiêu là cái đích hay kết quả cuối cùng mà công tác hoạch định cần đạt được. Không có mục tiêu hoặc mục tiêu không rõ ràng thì kế hoạch sẽ mất phương hướng. Các tổ chức thông thường không phải chỉ hướng tới một mục tiêu mà thường là một hệ thống các mục tiêu phụ thuộc và ràng buộc lẫn nhau.

Các loại mục tiêu:

GÓC ĐỘ TIẾP CẬN

CÁC LOẠI MỤC TIÊU CỤ THỂ

 

Theo thời gian

Mục tiêu dài hạn

Mục tiêu trung hạn

Mục tiêu ngắn hạn

 

Theo cấp độ

Mục tiêu công ty

Mục tiêu xí nghiệp

Mục tiêu bộ phận chức năng

 

Theo hình thức

Mục tiêu định tính

Mục tiêu định lượng

 

Theo bản chất

Mục tiêu kinh tế

Mục tiêu chính trị

Mục tiêu xã hội

 

Theo tốc độ tăng trưởng

Mục tiêu tăng trưởng nhanh

Mục tiêu tăng trưởng ổn định

Mục tiêu suy giảm

Vai trò của mục tiêu:

- Là phương tiện để đạt mục đích

- Nhận dạng các ưu tiên (Cơ sở cho lập kế hoạch hoạt động, phân bổ nguồn lực)

- Thiết lập những tiêu chuẩn hoạt động (Cơ sở cho việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện….)

- Làm hấp dẫn các đối tượng hữu quan (Cổ đông, khách hàng …)

- Quyết định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức.

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Bộ câu hỏi ôn tập môn Quản trị học có lời giải!

Để củng cố kiến thức và nắm vững nội dung bài học mời các bạn cùng làm Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản trị học có đáp dưới đây

Trắc Nghiệm

Ngày:08/01/2021 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM