Câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương có đáp án

Với mong muốn giúp các bạn sinh viên đạt kết quả cao trong kì thi kết thúc học phần, eLib.VN xin chia sẻ đến các bạn Câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương có đáp án dưới đây. Hy vọng tư liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các bạn cùng tham khảo!

Câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương có đáp án

Câu 1: Hiện tượng tâm lí và hiện tượng sinh lí thường:

a. Diễn ra song song trong não bộ.

b. Đồng nhất với nhau.

c. Có quan hệ chặt chẽ với nhau.

d. Có quan hệ chặt chẽ với nhau, tâm lí có cơ sở vật chất là não bộ.

Câu 2: Giao tiếp là:

a. Sự tiếp xúc tâm lí giữa con người – con người.

b. Quá trình con người trao đổi về thông tin, về cảm xúc.

c. Con người tri giác lẫn nhau và ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau.

d. Cả a, b, c.

Câu 3: Đặc điểm nào thuộc về sự phân phối chú ý?

a. Có khả năng di chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác.

b. Cùng một lúc chú ý đầy đủ, rõ ràng đến nhiều đối tượng hoặc nhiều hoạt động.

c. Chú ý lâu dài vào đối tượng.

d. Chú ý sâu vào một đối tượng để phản ánh tốt hơn đối tượng đó.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không thể hiện rõ con đường hình thành ý thức cá nhân?

a. Ý thức được hình thành bằng con đường tác động của môi trường đến nhận thưc của cá nhân.

b. Ý thức được hình thành và biểu hiện trong hoạt động và giao tiếp với người khác, với xã hội.

c. Ý thức cá nhân được hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của bản thân.

d. Ý thức được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hóa xã hội, ý thức xã hội.

Câu 5: Đối tượng của trí nhớ được thể hiện đầy đủ nhất trong luận điểm nào?

a. Các thuộc tính bên ngoài, các mối liên hệ không gian, thời gian của thế giới mà con người đã tri giác.

b. Các cảm xúc, tình cảm, thái độ mà con người đã trải qua.

c. Kinh nghiệm của con người.

d. Các kết quả mà con người tạo ra trong tư duy và tưởng tượng.

Câu 6: Những đứa trẻ do hoạt động vật nuôi từ nhỏ không có được tâm lí người vì:

a. Môi trường sống quy định bản chất tâm lí người.

b. Các dạng hoạt động và giao tiếp quy định trực tiếp sự hình thành tâm lí người.

c. Các mối quan hệ xã hội quy định bản chất tâm lí người.

d. Cả a, b, c.

Câu 7: Theo lịch sử hình thành (chủng loại và cá thể) và mức độ phát triển tư duy, người ta chia tư duy thành:

a. Tư duy thực hành, tư duy trực quan hình ảnh, tư duy trừu tượng.

b. Tư duy trực quan hành động, tư duy lí luận, tư duy trực quan hình tượng.

c. Tư duy trực quan hành động, tư duy trực quan hình ảnh, tư duy trừu tượng.

d. Tư duy hình ảnh, tư duy lí luận, tư duy thực hành.

Câu 8: Trong những tình huống sau, tình huống nào chứng tỏ tư duy xuất hiện.

a. Cô ấy đang nghĩ về cảm giác sung sướng ngày hôm qua khi lên nhận phần thưởng.

b. Cứ đặt mình nằm xuống, Vân lại nghĩ về Sơn: những kỉ niệm từ thuở thiếu thời tràn đầy kí ức.

c. Trống vào đã 15 phút mà cô giáo chưa đến, Vân nghĩ: chắc cô giáo hôm nay lại ốm.

d. Cả a, b, c.

Câu 9: “Nhiều học sinh THCS đã xếp cá voi vào loài cá vì chúng sống ở dưới nước như loài cá và tên cũng có chữ cá”. Sai lầm diễn ra trong tình huống trên chủ yếu do sự phát triển không đầy đủ của thao tác tư duy nào?

a. Phân tích.

b. Tổng hợp.

c. Trừu tượng hóa và khái quát hóa.

d. So sánh.

Câu 10: Khi phân loại nhân cách, có thể căn cứ vào các kiểu sau:

a. Phân loại nhân cách theo định hướng giá trị.

b. Phân loại nhân cách qua giao tiếp.

c. Phân loại nhân cách qua sự bộc lộ bản thân trong hoạt động và giao tiếp.

d. Cả a, b, c.

Câu 11: Điều nào không đúng với lời nói bên ngoài:

a. Có tính vật chất.

b. Tính triển khai mạnh.

c. Có tính thừa thông tin.

d. Có sau lời nói bên trong (trong suốt đời sống cá thể).

Câu 12: Chú ý không chủ định phục thuộc nhiều nhất vào:

a. Đặc điểm vật kích thích.

b. Xu hướng cá nhân.

c. Mục đích hoạt động.

d. Tình cảm của cá nhân.

Câu 13: Cùng nhận sự tác động của một sự vật trong thế giới khách quan, nhưng ở các chủ thể khác nhau cho ta những hình ảnh tâm lí với mức độ và sắc thái khác nhau. Điều này chứng tỏ:

a. Thế giới khách quan và sự tác động của nó chỉ là cái cớ để con người tự tạo cho mình một hình ảnh tâm lí bất kì nào đó.

b. Hình ảnh tâm lí không phải là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan.

c. Phản ánh tâm lí mang tính chủ thể.

d. Thế giới khách quan không quyết định nội dung hình ảnh tâm lí của con người.

Câu 14: Tâm lí người có nguồn gốc từ:

a. Não người.

b. Hoạt động của cá nhân.

c. Thế giới khách quan.

d. Giao tiếp của cá nhân.

Câu 15: Hành động là:

a. Quá trình chủ thể chiếm lĩnh đối tượng bằng các phương tiện nhất định.

b. Quá trình chủ thể thực hiện mục đích bằng một phương tiện nhất định.

c. Quá trình chủ thể chiếm lĩnh đối tượng mà chủ thể thấy cần phải đạt được nó trên con đường hiện thực hóa động cơ.

d. Quá trình chủ thể hướng tới đối tượng nhằm thỏa mãn nhu cầu, hiện thực hóa động cơ.

Câu 16: Tâm lí người là:

a. Do một lực lượng siêu nhiên nào đó sinh ra.

b. Do não sinh ra, tương tự như gan tiết ra mật.

c. Do sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người.

d. Cả a, b, c.

Câu 17: Trường hợp nào dưới đây được xếp vào giao tiếp:

a. Em bé đang ngắm cảnh đẹp thiên nhiên.

b. Con khỉ gọi bầy.

c. Em bé vuốt ve, trò chuyện với chủ mèo

d. Cô giáo giảng bài.

Câu 18: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào là hành vi có ý thức?

a. Trong cơn say, Chí Phèo chửi trời, chửi đất, chửi mọi người, thậm chí chửi cả người đã sinh ra hắn.

b. Mình có tật cứ ngồi suy nghĩ là lại rung đùi.

c. Trong cơn tức giận, anh đã tát con mà không hiểu được hậu quả tai hại của nó.

d. Cường luôn đi học muộn, làm mất điểm thi đua của lớp dù các bạn đã nhắc nhở nhiều.

Câu 19: “Cùng trong một tiếng tơ đồng Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm” (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Hiện tượng trên chứng tỏ:

a. Hình ảnh tâm lí mang tính sinh động, sáng tạo.

b. Hình ảnh tâm lí mang tính cụ thể.

c. Tâm lí người hoàn toàn có tính chủ quan.

d. Cả a, b, c.

Câu 20. Trong tâm lí học, hoạt động là:

a. Phương thức tồn tại của con người trong thế giới.

b. Sự tiêu hao năng lượng, thần kinh, cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân.

c. Mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người.

d. Điều kiện tất yếu đảm bảo sự tồn tại của các cá nhân.

Câu 21: Đối tượng của hoạt động

a. Có trước khi chủ thể tiến hành hoạt động.

b. Có sau khi chủ thế tiến hành hoạt động.

c. Được hình thành và bộc lộ dần trong quá trình hoạt động.

d. Là mô hình tâm lí định hướng hoạt động của cá nhân.

Câu 22: Yếu tố giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lí, nhân cách con người là:

a. Bẩm sinh di truyền.

b. Môi trường.

c. Hoạt động và giao tiếp.

d. Cả a và b.

Câu 23: Nội dung bên trong của mỗi giai đoạn trong quá trình tư duy được diễn ra bởi yếu tố nào?

a. Sự phân tích tổng hợp.

b. Thao tác tư duy.

c. Hành động tư duy.

d. Sự trừu tượng hóa, khái quát hóa.

Câu 24: Tập thể là:

a. Một nhóm người bất kì.

b. Một nhóm người có chung một sở thích.

c. Một nhóm có mục đích, hoạt động chung và phục tùng các mục đích xã hội.

d. Một nhóm người có hứng thú và hoạt động chung.

Câu 25: Hành vi nào sau đây là hành vi vô thức?

a. Lan mở vở trong giờ kiểm tra vì sợ bị điểm kém.

b. Vì quá đau đớn, cô ấy bỏ chạy khỏi nhà và cứ đi, đi mãi mà không biết mình đi đâu.

c. Dung rất thương mẹ, em thường giúp mẹ việc nhà sau khi học xong.

d. Tâm nhìn tháy đèn đỏ nhưng vẫn cố vượt qua đường.

Câu 26: “Nó đỏ mặt lên khi nhớ lại lần đầu tiên hai đứa gặp mặt nhau”. Hiện tượng trên xảy ra do ảnh hưởng của loại trí nhớ nào?

a. Trí nhớ hình ảnh.

b. Trí nhớ từ ngữ – logic.

c. Trí nhớ cảm xúc.

d. Trí nhớ vận động.

Câu 27: Điều nào mà ghi nhớ không chủ định ít phụ thuộc nhất?

a. Sự nỗ lực của chủ thể khi ghi nhớ.

b. Tài liệu có liên quan đến mục đích hoạt động.

c. Tài liệu tạo nên nội dung của hoạt động.

d. Sự hấp dẫn của tài liệu với chủ thể.

Câu 28: Điều nào không đúng với học thuộc lòng?

a. Giống với “học vẹt” (lặp đi lặp lại tài liệu nhiều lần một cách không thay đổi đến khi nhớ toàn bộ tài liệu).

b. Ghi nhớ máy móc dựa trên thông hiểu tài liệu.

c. Ghi nhớ có chủ định.

d. Cần thiết trong hoạt động.

Câu 29: Yếu tố tâm lí nào dưới đây không thuộc xu hướng nhân cách?

a. Hiểu biết.

b. Nhu cầu.

c. Hứng thú, niềm tin.

d. Thế giới quan, lí tưởng sống.

Câu 30: Động cơ của hoạt động là:

a. Đối tượng của hoạt động.

b. Cấu trúc tâm lí bên trong của chủ thể.

c. Khách thể của hoạt động.

d. Bản thân quá trình hoạt động.

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương có đáp án!

Để củng cố kiến thức và nắm vững nội dung bài học mời các bạn cùng làm Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương có đáp án dưới đây

Trắc Nghiệm

Ngày:06/01/2021 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM