Đề cương ôn tập môn Quản trị học - ĐH Kinh tế Quốc dân HN
Với mong muốn giúp các bạn sinh viên đạt kết quả cao trong kì thi kết thúc học phần, eLib.VN xin chia sẻ đến các bạn Đề cương ôn tập môn Quản trị học của trường ĐH Kinh tế Quốc dân HN dưới đây. Hy vọng tư liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các bạn cùng tham khảo!
Câu 1: Chức năng, vai trò và đặc điểm của quản trị
Quản trị là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các nguồn lực và hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục đích của tổ chức với kết quả và hiệu quả cao trong điều kiện môi trường biến đổi.
Chức năng của quản trị:
Chức năng của quản trị là những loại công việc quản trị khác nhau, mang tính độc lập tương đối được hình thành trong quá trình chuyên môn hóa hoạt động quản trị.
- Căn cứ theo lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh: QT chất lượng, QT Tài chính, QT Marketing, QT Sản xuất, Quản trị hậu cần, QT chiến lược, Qt bán hàng …
- Căn cứ theo nội dung của quá trình quản trị (4 Chức năng)
+ Hoạch định
+ Điều khiển (lãnh đạo)
+ Tổ chức
+ Kiểm tra (kiểm soát)
Vai trò của quản trị:
Nhóm 1: Vai trò quan hệ
- Vai trò là người đại diện
- Vai trò là người lãnh đạo
- Vai trò là người quan hệ với các cá nhân và tập thể trong và ngoài xã hội
Nhóm 2: Vai trò thông tin
- Vai trò là người cung cấp thông tin
- Vai trò là người điều phối thông tin
- Vai trò là người thu thập các thông tin
- Vai trò là người thẩm định các thông tin
Nhóm 3: Vai trò là người lãnh đạo
- Nhà doanh nghiệp
- Người có trách nhiệm giải quyết các xung đột
- Người có trách nhiệm điều phối các nguồn tài nguyên trong tổ chức
Câu 2: Khái niệm tổ chức và các hoạt động cơ bản của tổ chức
Khái niệm:
Tổ chức là một tập hợp của hai hay nhiều người cùng hoạt động trong những hình thái cơ cấu nhất định để đạt được những mục đích chung.
Các hoạt động cơ bản của tổ chức:
- Tìm hiểu và dự báo những xu thế biến động của môi trường để trả lời cho những câu hỏi: Môi trường đòi hỏi gì ở tổ chức? Môi trường tạo ra cho tổ chức những cơ hội và thách thức nào? Hiện nay, nghiên cứu và dự báo môi trường được coi là hoạt động tất yếu đầu tiên của mọi tổ chức
- Tìm kiếm và huy động các nguồn vốn cho hoạt động của tổ chức. Đó cáo thể là nguồn vốn của những người sáng lập ra tổ chức, từ các hoạt động có hiệu quả của tổ chức hay vốn vay
- Tìm kiếm các yêu tố đầu vào cho quá trình SXKD tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức như NVL, năng lượng, máy móc, nhân lực, … và chọn lọc, thu nhận các yếu tố đó.
- Tiến hành quá trình SXKD tạo ra các sản phẩm và dịch vụ cho tổ chức.
- Thu lợi ích cho tổ chức và phân phối lợi ích cho những người tạo nên tổ chức và các đối tượng tham gia vào các hoạt động của tổ chức.
- Hoàn thiện, đổi mới các sản phẩm, dịch vụ, các quy trình hoạt động cũng như tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, quy trình sản xuất mới.
- Đảm bảo chất lượng các hoạt động, các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức
Câu 3: Trình bày khái niệm và chức năng của quyết định trong quản trị
Khái niệm
- Quyết định quản trị là những hành vi sáng tạo của chủ thể quản trị nhằm định ra mục tiêu, chương trình và tính chất hoạt động của tổ chức để giải quyết một vấn đề đã chín muồi trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan và phân tích các thông tin về tổ chức và môi trường.
Chức năng
- Chức năng định hướng: Quyết định trong quản trị thể hiện ý đồ của người lãnh đạo để quy tụ mọi nguồn lực cho SXKD, gắn với mục tiêu chung của doanh nghiệp
- Chức năng bảo đảm: Quyết định đưa ra của lãnh đạo phải là chỗ dựa cho các đơn vị, tổ chức thực hiện công việc, Căn cứ trên cơ sở Có đủ nguồn lực để thực hiện
- Chức năng hợp tác và phối hợp: Xác định rõ chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị cá nhân hợp tác, phối hợp nhau khi tham gia vào việc thực hiện quyết định.
- Chức năng cưỡng bức - động viên: Buộc đối tượng bị quản trị phải thi hành
Câu 4: Phân loại và yêu cầu đối với quyết định quản trị
Phân loại
- Theo thời gian: dài hạn, trung hạn và ngắn hạn
- Theo tầm quan trọng: Quyết định chiến lược, chiến thuật và tác nghiệp
- Theo phạm vi điều chỉnh: Quyết định toàn cục, quyết định bộ phận
- Theo tính chất: Quyết định chuẩn mực, riêng biệt
- Theo quy mô: Quyết định lớn, vừa, nhỏ
- Theo cấp ra quyết định: Quyết định cấp cao, cấp trung, cấp thấp
- Theo lĩnh vực hoạt động: Quyết định QTNL, QTTC, QTCN …
- Theo phản ứng của người ra quyết định: Quyết định trực giác, lý giải
Yêu cầu đối với quyết định quản trị:
- Tính pháp lý: Quyết định Quản trị là hành vi của tập thể hoặc cá nhân các nhà quản trị nên nó phải tuân theo pháp luật. Tính hợp pháp của quyết định quản trị được thể hiện:
+ Quyết định được đưa ra trong thẩm quyền của tổ chức hoặc cá nhân
+ Quyết định không trái với nội dung mà pháp luật quy định
+ Quyết định được ban hành đúng thủ tục và thể thức
Mọi quyết định quản trị không đảm bảo tính pháp lý đều bị đình chỉ hoặc hủy bỏ. Người hay tổ chức ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
- Tính khoa học: Quyết định có tính khoa học là các quyết định phù hợp với lý luận và thực tiễn khách quan. Yêu cầu tính khoa học được thể hiện:
+ Quyết định phù hợp với định hướng và mục tiêu của tổ chức
+ Quyết định phải phù hợp với quy luật, các xu thế khách quan, các nguyên tắc và nguyên lý khoa học
+ Quyết định phải hù hợp với điều kiện cụ thể, với tình huống cần đưa ra quyết định, kể cả thế và lực cũng như môi trường của tổ chức.
- Tính hệ thống (thống nhất): được thể hiện trên các khía cạnh
+ Các quyết định phải được ban hành bởi cấp và bộ phận chức năng phải thống nhất theo cùng một hướng. Hướng đó do mục tiêu chung xác định
+ Các quyết định ban hành tại các thời điểm khác nhau không được mâu thuẫn, trái ngược, phủ định nhau. Quyết định nào hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp phải loại bỏ
- Tính tối ưu: Quyết định đưa ra đòi hỏi phương án mà quyết định lựa chọn phải là phương án tối ưu – Tức là phương án thỏa mãn cao nhất các mục tiêu đồng thời phù hợp với những ràng buộc nhất định, được sự ủng hộ của các thành viên và các cấp trong tổ chức
- Tính linh hoạt: Quyết định quản trị phải phản ánh được mọi nhân tố mới trong lựa chọn quyết định, hản ánh được tính thời đại, môi trường mà quyết định ra đời và thực hiện. Tính linh hoạt của quyết định cũng đòi hỏi quyết định phải linh hoạt, khéo léo tránh rập khuân, máy móc, giáo điều, kinh nghiệm chủ nghĩa. Phương án quyết định đáp ứng được sự biến đổi của môi trường
- Tính cụ thể về thời gian và người thực hiện: Quyết định cần phải rõ ràng ngày ban hành, hiệu lực từ ngày nào đến ngày nào. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh cần được làm rõ.
Câu 5: Khái niệm thông tin, vai trò và phân loại thông tin
Khái niệm thông tin
- Thông tin là dữ liệu đã được phân tích và xử lý
Vai trò của thông tin
- Trong mọi mặt của đời sống xã hội, thông tin không thể thiếu vắng. Nó không chỉ là điều cần thiết mà còn là bức xúc, là yếu tổ quyết định đến sự thành bại của một tổ chức.
- Thông tin là phương tiện để thống nhất mọi hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu chung.
- Thông tin là cơ sở để đề ra các quyết đinh của nhà quản trị về mục tiêu, chiến lược và về kế hoạch hoạt động
- Thông tin là phương tiện đặc trưng của hoạt động quản lý. Các hoạt động thu nhận, xử lý. Truyền đạt, lưu trữ. Đồng thời nó là tiền đề, là cơ sở, là công cụ của hoạt động quản lý.
- Thông tin luôn gắn hoạt động của cơ quan đơn vị với môi trường bên ngoài taoij nên một hệ thống mở có tác động tương hỗ lẫn nhau.
- Thông tin là đối tượng lao động của cán bộ quản trị nói chung và người lãnh đạo nói riêng.
Phân loại thông tin:
- Theo cấp quản lý
+ Thông tin từ trên xuống: Chỉ thị, văn bản, phát biểu, …. (dễ bị mất, bị bóp méo nếu truyền qua nhiều kênh khác nhau -> thường xuyên kiểm tra)
+ Thông tin từ dưới lên: Báo cáo, khiếu nại, thăm dò ý kiến ( Dễ bị mất vì phải thông quan nhiều cấp quản lý: bị giấu đi, bỏ đi …)
+ Thông tin chéo, ngang: là thông tin giữa các bộ phận ngang bằng hoặc cùng cấp để trao đổi. (dễ bổ xung cho nhau)
- Theo tính hệ thống của ngồn thông tin
+ Thông tin có hệ thống: là những thông tin đưa đến cho người nhận những nội dung quy định với thời gian định trước hoặc mang tính phổ cập
+ Thông tin không có hệ thống: là những thông tin đưa đến cho người nhận không định kì nhằm cung cấp những thông tin mang tính chất bất thường, không ổn định.
- Theo lĩnh vực hoạt động: Thông tin về CT, KT, VH, XH, TDTT, KHKT, Tự nhiên, Môi trường, an ninh – quốc phòng …
Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Đề cương ôn tập môn Quản trị học - ĐH Kinh tế Quốc dân HN!
Để củng cố kiến thức và nắm vững nội dung bài học mời các bạn cùng làm Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản trị học có đáp dưới đây