Sinh học 6 Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá

Cơ chê nào giúp lá có thể tự tạo chất dinh dưỡng cho cây? Để giải thích được điều này chúng ta cần phải tìm hiểu rõ cấu tạo trong của phiến lá. Mời các em cùng tham khảo nội dung cấu tạo trong của lá dưới đây!

1. Tóm tắt lý thuyết

Cấu tạo của phiến lá gồm 3 phần: biểu bì, thân lá và thịt lá.

Sơ đồ cắt ngang phiến lá

1.1. Biểu bì

Lớp tế bào biểu bì đã được bóc ra

1-Biểu bì mật trên 2-Biểu bì mặt dưới

Trạng thái của lỗ khí

  • Biểu bì có tác dụng bảo vệ: tế bào phải xếp sát nhau.

  • Lỗ khí đóng mở giúp thoát hơi nước.

  • Lỗ khí tập trung ở mặt dưới của phiến lá.

  • Lỗ khí thông với khoang chứa không khí ở bên trong của phiến lá.

1.2. Thịt lá

Sơ đồ cấu tạo một phiến lá có độ phóng đại lớn

  • Cấu tạo của thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng có lục lạp ở bên trong.

  • Thịt lá có vai trò thu nhận ánh sáng để tạo chất hữu cơ cho cây. Khi có đủ ánh sáng lục lạp hình thành.

So sánh đặc điểm của tế bào biểu bì mặt trên và mặt dưới:

- Tế bào biểu bì mặt trên

  • Hình dạng: Dài bầu dục
  • Cách sắp xếp: Xếp xít nhau
  • Số lượng lục lạp: Nhiều
  • Chức năng: Chế tạo chất hữu cơ

- Tế bào biểu bì mặt dưới

  • Hình dạng: Dẹp, ngắn
  • Cách sắp xếp: thưa
  • Số lượng lục lạp: ít
  • Chức năng: Chứa và trao đổi khí

1.3. Gân lá

Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, bao gồm phần mạch gỗ và mạch rây, có chức năng vận chuyển các chất.

Gân lá

2. Bài tập minh họa

So sánh lớp tế bào thịt lá sát với biểu bì mặt trên và lớp tế bào thịt lá sát với biểu bì mặt dưới?

Hướng dẫn giải

- Chúng giống nhau là cả hai loại đều chứa lục lạp, đặc điểm này phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng và quang hợp.

- Khác nhau giữa hai loại:

  • Tế bào thịt lá phía trên: tế bào dạng dài, xếp sát nhau, chứa nhiều lục lạp.
  • Tế bà thịt lá phía dưới : tế bào dạng tròn, xếp không sát nhau, chứa ít lục lạp hơn.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Những đặc điểm nào của biểu bì phù hợp với chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong?

Câu 2: Hoạt động nào của lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước?

Câu 3: Hãy cho biết gân lá có tác dụng gì?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Mỗi lỗ khí ở phần biểu bì lá được tạo thành bởi bao nhiêu tế bào hình hạt đậu ?

A. 5 tế bào

B. 4 tế bào

C. 3 tế bào

D. 2 tế bào

Câu 2: Ở thực vật trên cạn, lỗ khí thường tập trung ở

A. mặt trên của lá

B. mặt dưới của lá

C. gân lá

D. phần thịt lá

Câu 3: Chức năng chủ yếu của gân lá là gì ?

A. Phân chia, làm tăng kích thước của lá

B. Bảo vệ, che chở cho lá

C. Tổng hợp chất hữu cơ

D. Vận chuyển các chất

Câu 4: Phần thịt lá nằm liền sát lớp biểu bì trên có đặc điểm nào dưới đây ?

A. Bao gồm các tế bào xếp dãn cách nhau, không chứa lục lạp

B. Bao gồm các tế bào xếp sát nhau, chứa nhiều lục lạp

C. Bao gồm các tế bào xếp sát nhau, chứa ít lục lạp

Câu 5: Cây nào dưới đây chỉ có lỗ khí ở mặt trên của lá ?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Nong tằm

C. Trang

D. Súng

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được đặc điểm cấu tạo bên trong phù hợp với chức năng của phiến lá.
  • Giải thích được đặc điểm màu sắc của 2 mặt phiến lá.
Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM