Luận án TS: Ảnh hưởng của đặc tính cảng đến hiệu quả khai thác cảng container tại Việt Nam

Luận án Ảnh hưởng của đặc tính cảng đến hiệu quả khai thác cảng container tại Việt Nam được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu ảnh hưởng đặc tính cảng đến hiệu quả khai thác cảng container là nhằm để tìm ra được các đặc tính nào của cảng ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác cảng container nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho cảng.

Luận án TS: Ảnh hưởng của đặc tính cảng đến hiệu quả khai thác cảng container tại Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Lý do nghiên cứu

Tiếp cận từ gốc độ thực tiễn, kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt trong những năm gần đây đã kéo theo sự gia tăng nhu cầu vận chuyển hàng hóa mạnh mẽ tương ứng. Trong vòng 10 năm qua khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng gấp đôi, đạt hơn 293 triệu tấn vào năm 2018 tương ứng 13 triệu TEU. Trong cơ cấu vận tải biển hàng hóa xuất nhập khẩu chiếm khoảng 60% và hàng nội địa 40%. Điều này cho thấy vai trò của ngành vận tải biển không ngừng tăng lên, đặc biệt là đối với phương thức vận chuyển bằng container để phục vụ cho hoạt động thương mại quốc tế đã và đang phát triển mạnh theo xu thế gia tăng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và khối lượng vận chuyển bằng container thường chiếm tỷ lệ áp đảo trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Do đó, việc đầu tư hoàn thiện hệ thống cảng container để nâng cao hiệu quả khai thác cảng loại hình này đã thực sự trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với nền kinh tế. Hiện Việt Nam có 45 cảng biển, 251 bến, 87,5 km cầu cảng, 18 khu neo đậu chuyển tải và 33 ICD (Hiệp Hội Doanh Nghiệp Dịch Vụ Logistics VN, 2018, tr 41) nhưng số lượng cảng nước sâu và các cảng làm hàng container thì quá ít và phần lớn chỉ đáp ứng được nhu cầu của tàu trọng tải nhỏ trong khi đó nhu cầu vận chuyển hàng container lớn, các hãng tàu muốn giảm chi phí nên đưa tàu container có dung tích lớn vào khai thác điều này đã khiến các cảng biển VN bắt đầu bộc lộ nhiều khuyết điểm như thiếu đường dẫn, một số cảng bị than phiền về hạ tầng, đường sá ùn tắc thường xuyên, vị trí cảng ở trong thành phố chật chội, gây bất tiện cho giao thông. Từ những thực trạng trên có thể thấy hệ thống cảng biển nói chung và cảng container nói riêng ở Việt Nam đến nay vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển tương xứng. 

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất, nghiên cứu khám phá các yếu tố biểu hiện đặc tính của cảng container

Thứ hai, đo lường tác động tổng hợp của các yếu tố biểu hiện đặc tính cảng đến hiệu quả khai thác cảng container tại Việt Nam

Thứ ba, đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả khai thác cảng container.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Bao gồm các thành phần đo lường khái niệm các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác cảng container, cụ thể đối tượng phân tích là nhận thức của các nhà quản lý về các nhân tố thuộc cảng container như vị trí cảng, cơ sở hạ tầng, năng lực kết nối nội địa, tính năng động của cảng, năng lực thu hút tàu cập cảng, hoạt động dịch vụ Logistics ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác cảng container.

Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi của nghiên cứu này là hệ thống các cảng, khu bến các ICD có làm hàng container. Nghiên cứu này được thực hiện cho thị trường Việt Nam. Nghiên cứu này được tổ chức thực hiện từ năm 2013 đến 2018. Các cảng container thuộc hệ thống phục vụ các tàu trên tuyến nhánh.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp một cách linh hoạt của cả hai phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản, đó là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Tuy nhiên phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng chính cho nghiên cứu này.

1.5 Ý nghĩa khoa học - thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ gợi mở những hàm ý quản trị cho các nhà quản lý đang vận hành khai thác cảng container và đang có ý định đầu tư kinh doanh vào vận hành khai thác cảng container cũng như các nhà hoạch định chính sách, quy hoạch cảng biển và khu bến continer. Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý khai thác cảng, các nhà đầu tư khai thác cảng container có cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về đặc tính cảng container tác động đến hiệu quả khai thác cảng container. Từ đó giúp các doanh nghiệp kinh doanh cảng container nâng cao chất lượng dịch vụ và năng lực cạnh tranh, tạo dựng thương hiệu vững chắc trong tiến trình hội nhập nền kinh tế quốc tế cũng như giúp các nhà đầu tư vào lĩnh vực cảng biển container thành công hơn khi quyết định đầu tư

2. Nội dung

2.1 Tổng quan đề tài nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án

Phương pháp nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Ý nghĩa đóng góp mới của luận án

Kết cấu của nghiên cứu

2.2 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Tổng quan cảng container

Đặc tính cảng container

Hiệu quả khai thác cảng container

Mối quan hệ giữa đặc tính cảng và hiệu quả khai thác cảng container

Mô hình lý thuyết đề xuất nghiên cứu

2.3 Thiết kế nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu và kế hoạch thực hiện

Thiết kế nghiên cứu

Thang đo các khái niệm

2.4 Kết quả nghiên cứu

Phân tích đặc điểm mẫu nghiên cứu

Phân tích thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu

Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng phương pháp Cronbach’s Alpha

Đánh giá thang đo các khái niệm bằng phương pháp phân tích EFA

Kiểm định thang đo các khái niệm bằng CFA

Kiểm định mô hình đo lường tới hạn

Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Phân tích kết quả định tính chính thức

2.5 Kết luận và hàm ý nghiên cứu

Kết luận nghiên cứu

Hàm ý quản trị đối với các nhà quản lý kinh doanh dịch vụ cảng container

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

3. Kết luận

Việc đầu tư xây dựng phát triển các cảng container rất dàn trải, thiếu nghiên cứu định hướng phát triển nên hệ thống các cảng Việt Nam nói chung và các cảng container nói riêng hoạt động khai thác kém hiệu quả. “Bên cạnh đó việc thiếu những hạng mục phụ trợ mà công suất của mỗi cảng container không được tận dụng tối đa, đơn cử như cảng Cái Lân có độ sâu 12 m, vẫn thừa công suất tiếp nhận nhưng chỉ chiếm khoảng 4% lưu lượng hàng hoá cả nước, trong khi cảng Hải Phòng độ sâu có 8m và chỉ đón được tàu container nhỏ dưới 10.000 DWT, mà công suất khai thác gấp 5 lần. Tại miền Nam, nhu cầu về cảng biển còn lớn hơn bởi giá trị sản xuất của khu vực này chiếm khoảng 50% GDP cả nước, xuất khẩu đang gia tăng mạnh mẽ với các nhà sản xuất tại trục tam giác kinh tế Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương. Chỉ có độ sâu 10 m, khả năng đón tàu nhỏ nhưng lưu lượng vận chuyển tại các cảng quanh TP.HCM chiếm hơn 2/3 hàng hoá của cả nước, tập trung ở cảng cạn (ICD), cảng Cát Lái, cảng Hiệp Phước và cảng quốc tế VICT...Ngoài những điểm yếu do thiết kế ban đầu, hệ thống cảng biển Việt Nam còn kém ở năng lực quản trị, thiếu thiết bị hiện đại và nhân lực chuyên môn. Nhiều nhà đầu tư nước 154 ngoài than phiền, Việt Nam cần phải có cảng nước sâu, với khả năng nhận tàu trọng tải trên 100.000 DWT. Hệ quả là, khi chuyên chở nguyên vật liệu vào Việt Nam, tàu lớn thường phải dừng ở Singapore hay Hồng Kông, sau đó mới chuyển vào Việt Nam bằng tàu nhỏ.”

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Bùi Bá Khiêm (2012). Nghiên cứu giải pháp về vốn đầu tư khai thác cảng biển Việt Nam. luận án tiến sĩ kinh tế: 62.84.10.03

Dương Bá Phức (1999). Giáo Trình Quy Hoạch Cảng. Đại học Hàng Hải Việt Nam

Dương Văn Bạo (2005). Nghiên cứu và hoàn thiện phương pháp quy hoạch bến cảng và áp dụng vào khu vực kinh tế phía bắc Việt Nam. Luận Án Tiến Sĩ. chuyên ngành: Tổ Chức và Quản Lý Vận Tải. ĐH Hàng Hải Việt Nam

Đỗ Hoàng Long (2008). Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Luận án tiến sĩ Kinh tế: 62.31.07.01. Đại học Hàng Hải Việt Nam

Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2010). Thống kê ứng dụng trong kinh tế-xã hội. NXB Thống Kê

4.2 Tiếng Anh

Acochrane J. (2008). Modeling and optimization of the intermodal terminal Mega Hub. OR Spectrum 24: 1-17

Baird, A. (2006). Optimizing the container transhipment hub location in northern Europe. Journal of Transport Geography, 14(3), 195-214.

Babbie, E.R. (1986). Practice of social research, Belmont, Calif: Wadsworth Pub.Co.

Bachelet, D. (1995). Measuring Satisfaction; or the chain, the tree and the nest. In R. Brookes (Ed.), Customer Satisfaction Research, Amsterdam: Esomar

Battese GE, Coelli TJ. (1993) A model for technical inefficiency effects in a stochastics frontier production function for panel data. Empirical economics, Springer

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh trên ---

  • Tham khảo thêm

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM