Luận án TS: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện tại các doanh nghiệp kinh doanh khí hóa lỏng Việt Nam

Luận án được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá ý định ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM) và các nhân tố ảnh hưởng đến ý định này, từ đó đề xuất các giải pháp cho việc triển khai ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM) tại các doanh nghiệp kinh doanh Khí hóa lỏng (LPG) Việt Nam.

Luận án TS: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện tại các doanh nghiệp kinh doanh khí hóa lỏng Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với việc phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, kinh tế và yêu cầu bảo vệ môi trường, những ứng dụng của khí hoá lỏng (LPG - Liquified Petroleum Gas) hay còn được biết đến dưới tên gọi là gas đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, dân dụng, thương mại, nông nghiệp, luyện kim, vận tải,... Tại Việt Nam, thị trường LPG tuy mới hình thành từ những năm đầu thập kỷ 90 (thế kỷ XX) nhưng đã có những bước chuyển biến đáng kể và có xu hướng tăng nhanh trong 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thị trường LPG còn tồn tại nhiều vấn đề và gặp không ít khó khăn trong hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh sản phẩm LPG. Thực trạng thị trường LPG Việt Nam còn rất nhiều những vấn đề liên quan bao gồm nhu cầu thị trường, thực trạng sản xuất gas trong nước và tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu gas, tình hình tổ chức phân phối bán lẻ cũng như thực trạng về tình hình sang chiết nạp gas trái phép trên thị trường, cùng với nó là những hoạt động quản lý của Nhà nước đối với ngành hàng kinh doanh có điều kiện này. Những thực trạng trên tạo ra những rào cản đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh Gas tại Việt Nam.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng khung lý luận về các nhân tố tác động đến ý định ứng dụng khoa học công nghệ mới, hệ thống quản lý chất lượng mới.

Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố tới ý định ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM) tại các doanh nghiệp kinh doanh Khí hóa lỏng (LPG) Việt Nam.

Chỉ ra những nhân tố tác động tích cực tiêu cực đến ý định ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM) tại các doanh nghiệp kinh doanh Khí hóa lỏng (LPG) Việt Nam.

Đề xuất các giải pháp cho việc triển khai ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM) tại các doanh nghiệp kinh doanh Khí hóa lỏng (LPG) Việt Nam.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

- Các nhân tố ảnh hưởng (bao gồm nhân tố tích cực và nhân tố tiêu cực) đến ý định ứng dụng TQM tại các doanh nghiệp kinh doanh LPG Việt Nam.

- Doanh nghiệp kinh doanh LPG Việt Nam được đặt trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, nhà phân phối/khách hàng trong ngành LPG.

- Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định ứng dụng thành công TQM của một số doanh nghiệp, tập đoàn trên thế giới được xem xét bao gồm các nhân tố thúc đẩy và các nhân tố rào cản.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại các doanh nghiệp kinh doanh LPG với những doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam nằm trên toàn quốc, tập trung vào địa bàn 3 tỉnh thành Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ là những vùng tập trung đến gần 70% số doanh nghiệp kinh doanh LPG trên cả nước.

1.4 Đóng góp mới của luận án

Luận án đã đánh giá được mức độ tác động của các nhân tố tác động tới “Cảm nhận về sự dễ sử dụng của TQM” tại các doanh nghiệp kinh doanh LPG Việt Nam, trong đó có 03 nhân tố tác động thuận chiều và 03 nhân tố tác động ngược chiều.

Luận án đã đánh giá được thực trạng “Ý định ứng dụng TQM” tại các doanh nghiệp kinh doanh LPG Việt Nam.

Luận án đã đánh giá được mức độ tác động của các nhân tố tới “Ý định ứng dụng TQM” tại các doanh nghiệp kinh doanh LPG Việt Nam. Trong đó, có 04 nhân tố tác động cùng chiều và 01 nhân tố tác động ngược chiều với “Ý định ứng dụng TQM”.

2. Nội dung

2.1 Mở đầu

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu của luận án

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Những đóng góp mới của luận án

Kết cấu của luận án

2.2 Cơ sở lý luận, mô hình và phương pháp nghiên cứu

Tổng quan các nghiên cứu

Tổng quan các yếu tố ảnh hưởng tới việc chấp nhận áp dụng TQM

Khoảng trống nghiên cứu sau khi tổng quan

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Tiến trình nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp đánh giá “Ý định ứng dụng TQM” và các nhân tố tác động tới việc áp dụng TQM tại các doanh nghiệp kinh doanh LPG Việt Nam

2.4 Kết quả nghiên cứu

Tổng quan về thị trường khí hóa lỏng Việt Nam

Đánh giá thang đo

Thống kê mô tả các nhân tố

Phân tích hồi quy đa biến

2.5 Thảo luận kết quả và đề xuất

Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một số đề xuất giải pháp, khuyến nghị và kiến nghị

3. Kết luận

Thực tế ở Việt Nam, đa số các doanh nghiệp kinh doanh LPG vẫn chưa ứng dụng các hệ thống quản lý chất lượng như ISO hay TQM mà mới chỉ đưa ra các bộ tiêu chuẩn của riêng mình và quản lý chất lượng thiên về kiểm tra chất lượng sản phẩm thay vì kiểm soát hệ thống. Việc nghiên ứng dụng TQM vào quản lý chất lượng tại các công ty kinh doanh khí hóa lỏng (LPG) ở Việt Nam là hết sức cần thiết nhằm tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp này. Nghiên cứu cho thấy, mức độ sẵn sàng áp dụng TQM của các doanh nghiệp kinh doanh LPG Việt Nam còn ở mức chưa cao và chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Trong đó, ý định ứng dụng TQM của các Doanh nghiệp kinh doanh LPG Việt Nam chịu tác động mạnh nhất bởi nhân tố “Cảm nhận về sự hiệu quả của TQM so với hệ thống hiện tại”; xếp thứ hai là nhân tố “Cảm nhận về sự dễ sử dụng của TQM”; thứ ba là nhân tố “Số lượng lao động”; thứ tư là nhân tố “Vốn điều lệ”; thứ năm là nhân tố “Cảm nhận về sự hiệu quả của TQM”.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Bình, N. X. (2015), "Quản lý chất lượng đào tạo ngành công nghệ thông tin trong các trường cao đẳng tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận TQM", Luận án tiến sỹ, Đại học Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

Hiếu, N. M. (2017), "Nghiên cứu Hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ vận tải hàng không cho hãng hàng không Việt Nam", Luận án tiến sỹ, Đại học Đại học Giao thông Vận tải.

Nhẫn, N. Q. (2017), "Quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể ở các Trường cao đẳng Kinh tế trong giai đoạn hiện nay", Luận án tiến sĩ, Đại học Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.

Quốc Hội (2014), Luật doanh nghiệp, ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014.

Vĩnh, V. N. (2014), "Quản lý chất lượng dạy học ở trường trung học phố thông theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể", Luận án tiến sỹ, Đại học Trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội.

4.2 Tiếng Anh

Ahire, s. L., Waller, M. A. và Golhar, D. Y. (1996), 'Quality management in TQM versus non-TQM firms: an empirical investigation', International Journal of Quality & Reliability Management, So 13, Tập 8, tr. 20.

Brezavscek, A., Sparl, p. và Znidarsic, A. (2014), 'Extended Technology Acceptance Model for SPSS Acceptance among Slovenian Students of Social Sciences', Organizacija, Số 47, Tập 2, tr. 12.

Cam, A. s., Zhang, M., Klopping, I. và Min, H. (2010), 'RFID Technology: Implications for Healthcare Organizations', American Journal of Business, Số 25, Tập 2, tr. 16.

Davis (1989), 'Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technology', MIS quarterly, Số 13, Tập 3, tr. 319-339.

Edwards, R. và Sohal, A. s. (2003), 'The human side of introducing total quality management: Two case studies from Australia', International Journal of Manpower, Số 24, Tập 5, tr. 17.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM