Bệnh áp xe thận - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Áp xe thận là ổ mủ quanh thận do có nhiễm trùng các mô mềm xung quanh thận hay nhiễm trùng mô thận ngoại vi. Đây là một bệnh phổ biến do những chấn thương và nhiễm trùng liên quan đến sỏi thận. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

 

Bệnh áp xe thận - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Bệnh bao gồm áp xe vi thể và áp xe đại thể, trong đó:

Áp xe thận vi thể : nằm trong các mô thận. Đây là loại áp xe thận khá hiếm gặp và có thể dẫn đến suy thận; Áp xe thận đại thể: là ổ mủ trong các mô thận. Áp xe thận có thể xảy ra sau viêm bể thận cấp tính và viêm bể thận gây co mạch và viêm thận.

2. Triệu chứng thường gặp

Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp bao gồm:

Sốt kèm ớn lạnh Run rẩy không kiểm soát được Đổ mồ hôi quá nhiều Đau bụng Tiểu đau Nước tiểu có máu Hạ huyết áp Da nhợt nhạt Nhịp tim nhanh

Bệnh có thể có một số triệu chứng ít phổ biến hơn như:

Sụt cân Khó chịu

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh áp xe thận. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất, bao gồm:

Nhiễm khuẩn huyết: nhiễm trùng ở các cơ quan khác như viêm phổi hoặc viêm phúc mạc lan vào máu sau đó máu ở động mạch mang vi khuẩn vào mô thận có thể gây ra viêm bể thận hoặc áp xe thận bên trong Nhiễm trùng đường tiết niệu: nhiễm trùng niệu quản, bàng quang và niệu đạo có thể lan vào thận gây viêm bể thận và áp xe ở thận Nhiễm Mycoplasma: áp xe thận do Mycoplasma hominis có thể quan sát thấy sau ghép thận Sỏi đường tiết niệu: gây ra tổn thương niệu quản dẫn đến nhiễm trùng. Nhiễm trùng lây lan vào thận gây áp xe thận Viêm thận: tạo điều kiện cho nhiễm trùng thận. Nhiễm trùng thận dẫn đến áp xe thận Lạm dụng thuốc tiêm tĩnh mạch Bàng quang thần kinh.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh áp xe thận?

Cứ 10,000 người thì có khoảng từ 1 đến 10 người phải căn bệnh này. Nam giới và nữ giới có nguy cơ mắc bệnh như nhau. Tuy nhiên, bệnh nhân bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh rất cao, chiếm 1/3 các ca áp xe ở thận.

Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

Tiểu đường Mang thai Bệnh nhân cao tuổi: từ 65 tuổi trở lên Bệnh hồng cầu hình liềm Bệnh tự miễn.

5. Điều trị hiệu quả

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán căn bệnh này?

Nếu nghi ngờ bạn bị áp xe ở thận, bác sĩ sẽ khám và sau đó có thể yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm để xác định phương pháp điều trị. Một số xét nghiệm phổ biến có thể được đề nghị là:

Xét nghiệm nước tiểu: có thể giúp bác sĩ tìm thấy máu, protein hoặc vi khuẩn trong nước tiểu Xét nghiệm máu: cho biết tình trạng Hemoglobin, bạch cầu, v.v Chụp X-quang: cho phép quan sát xung quanh thận nếu áp xe lớn Siêu âm: giúp các bác sĩ quan sát thấy áp xe xung quanh thận CT và MRI: có thể giúp phân biệt áp xe trong thận và áp xe ngoài thận.

Phương pháp điều trị bệnh

Dựa trên kích thước, tình trạng của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ quyết định lựa chọn một số phương pháp điều trị như:

Thuốc kháng sinh. Đây là cách điều trị đầu tiên cho nhiễm trùng thận. Bạn có thể uống hoặc được bác sĩ tiêm qua tĩnh mạch. Thời gian sử dụng thuốc và loại thuốc tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn và loại vi khuẩn được tìm thấy trong xét nghiệm nước tiểu. Thông thường, những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng thận bắt đầu biến mất trong vòng một vài ngày kể từ ngày điều trị nhưng bạn có thể cần phải tiếp tục sử dụng thuốc kháng sinh một tuần hoặc lâu hơn. Bác sĩ sẽ đưa ra toàn bộ liệu trình kháng sinh để đảm bảo rằng các nhiễm trùng hoàn toàn bị loại bỏ; Thuốc ức chế men chuyển. Nếu bạn đồng thời bị tăng huyết áp và áp xe thận, các sĩ có thể kê toa thuốc ức chế men chuyển Metformin và insulin. Nếu bạn đồng thời bị tiểu đường và áp xe thận, bác sĩ sẽ cho bạn uống metformin và insulin Dẫn lưu dưới da. Áp xe được dẫn lưu từ bên ngoài và ống thông được để lại để tiếp tục dẫn lưu và tiêm kháng sinh hằng ngày.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Sử dụng thuốc giảm đau. Nếu bị sốt hoặc khó chịu, bạn có thể dùng loại thuốc giảm đau không aspirin chứa acetaminophen (Tylenol®) theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dùng thuốc theo toa bác sĩ cung cấp Dùng nhiệt. Đặt một miếng đệm nóng lên bụng, lưng hoặc bên hông để giảm cảm giác áp lực hoặc đau Uống nhiều nước. Uống nhiều nước sẽ giúp vi khuẩn thải ra từ đường tiết niệu. Bạn không nên uống cà phê và rượu cho đến khi hết nhiễm trùng vì những loại đồ uống này có thể làm bệnh tiểu gắt nặng hơn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh áp xe thận, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:05/09/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM