Bệnh nhiễm toan ceton do đái tháo đường - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nhiễm toan ceton do đái tháo đường là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường xảy ra khi cơ thể sản sinh quá nhiều axit trong máu, bệnh có thể đe dọa đến tính mạng nếu không kịp thời xử lý, điều trị. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Bệnh nhiễm toan ceton do đái tháo đường - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Nhiễm toan ceton do đái tháo đường là gì?

Nhiễm toan ceton do đái tháo đường là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường xảy ra khi cơ thể sản sinh quá nhiều axit trong máu (được gọi là ceton). Tình trạng này xuất hiện khi cơ thể không sản xuất đủ insulin để đưa glucose vào trong tế bào cho chúng sử dụng và tạo ra năng lượng.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm toan ceton do đái tháo đường là gì?

Các triệu chứng phổ biến khi có biến chứng này là:

  • Lượng nước tiểu được bài tiết nhiều;
  • Cảm thấy cực kỳ khát nước;
  • Cảm thấy muốn bệnh và mệt mỏi;
  • Đau bụng;
  • Thở nông;
  • Gia tăng lượng đường và/hoặc mức ceton trong máu, bạn có thể tự kiểm tra với một số xét nghiệm tại nhà.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

Cảm thấy khó chịu, căng thẳng hoặc mới mắc bệnh hay chấn thương gần đây. Bạn có thể kiểm tra lượng đường trong máu tại nhà với thiết bị mua được ở các hiệu thuốc bệnh viện lớn. Nôn mửa và không thể ăn, uống được. Mức đường trong máu của bạn cao hơn so với giới hạn cho phép và những biện pháp tự xử lý không có hiệu quả. Mức ceton nước tiểu của bạn trung bình hoặc cao.

Gọi cấp cứu ngay lập tức, nếu:

Lượng đường trong máu thường xuyên cao hơn 300 mg/dL, hoặc 16,7 mmol/L. Có ceton trong nước tiểu của bạn và không thể giảm xuống tới giới hạn cho phép. Có nhiều hơn một triệu chứng, chẳng hạn như lú lẫn, hay khát nước, đi tiểu thường xuyên, buồn nôn và ói mửa, đau bụng, thở ngắn, hơi thở mùi trái cây.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra nhiễm toan ceton do đái tháo đường?

Khi cơ thể thiếu insulin, lượng đường huyết sẽ bị ngăn chặn không hấp thụ được vào tế bào và cơ bắp để tạo ra năng lượng. Nhiễm toan ceton cũng được gây ra bởi:

Bệnh tật hoặc nhiễm trùng có thể làm cho cơ thể sản xuất một số hormone khác như adrenaline hoặc cortisol, ảnh hưởng đến hoạt động của insulin Tác động của điều trị bằng insulin có thể làm giảm lượng insulin trong cơ thể Rối loạn thể chất và tâm thần. Đau tim Rượu hoặc lạm dụng ma túy Một số thuốc như corticoid và một số thuốc lợi tiểu

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường bị nhiễm toan ceton do đái tháo đường?

Nhiễm toan ceton thường ảnh hưởng đến những người bị bệnh đái tháo đường loại 1 và loại 2. Đôi khi cũng ảnh hưởng đến người chưa biết mình bị bệnh đái tháo đường. Thanh niên và trẻ em cũng có nguy cơ mắc phải tình trạng này. Tuy nhiên, bạn có thể được kiểm soát chúng bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị nhiễm toan ceton?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ góp phần dẫn đến nhiễm toan ceton, chẳng hạn như bạn bị đái tháo đường loại 1 hoặc thường bỏ qua buổi điều trị insulin.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm toan ceton do đái tháo đường?

Xét nghiệm máu để đo mức độ glucose, mức ceton và axit trong máu; Điện giải đồ; Tổng phân tích nước tiểu; Chụp X-quang; Điện tâm đồ: để đo hoạt động điện của tim.

Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm toan ceton do đái tháo đường?

Bác sĩ sẽ cung cấp các chất như điện giải, dung dịch bù nước và insulin vào tĩnh mạch của bạn để bù cho lượng insulin bị giảm.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhiễm toan ceton do đái tháo đường là gì?

Các lối sống và biện pháp khắc phục sau đây có thể giúp bạn đối phó với biến chứng nguy hiểm này:

Kiểm soát bệnh đái tháo đường bằng chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất hàng ngày, đồng thời uống thuốc được chỉ định theo hướng dẫn của bác sĩ; Kiểm soát đường huyết và mức độ ceton trong máu thường xuyên hơn nếu bạn bị ốm hoặc bị stress; Kiểm soát liều lượng insulin; Hãy chuẩn bị cho trường hợp bị nhiễm toan ceton nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi đột ngột nào về mức độ đường hoặc mức ceton trong máu.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Với một số thông tin trên đây về bệnh nhiễm toan ceton do đái tháo đường hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm những hiểu biết cần thiết trong việc tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:04/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM