Khối u Wilms - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Khối u Wilms là một loại ung thư thận hiếm gặp, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em. Bệnh còn có tên gọi là bướu thận hoặc u nguyên bào thận. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách chẩn đoán và điều trị nào là hiệu quả? Tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé!

Khối u Wilms - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu về khối u Wilms

Khối u Wilms là gì?

Khối u Wilms là một loại ung thư thận hiếm gặp, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em. Bệnh còn có tên gọi là bướu thận hoặc u nguyên bào thận. Khối u Wilms thường ảnh hưởng đến trẻ em từ 3–4 tuổi. Trẻ em trên 5 tuổi thường ít mắc bệnh này hơn.

Khối u Wilms thường xảy ra chỉ ở một quả thận, mặc dù đôi khi bệnh vẫn xảy ra cùng lúc ở cả hai bên thận.

Trong những năm qua, những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị khối u Wilms đã cải thiện đáng kể triển vọng (tiên lượng) cho trẻ em mắc bệnh này. Với phương pháp điều trị thích hợp, kết quả điều trị bệnh ở trẻ em đều khả quan. Điều trị thường có tỷ lệ thành công cao. Hơn 90% trẻ em được điều trị sẽ sống sót trong ít nhất 5 năm.

2. Triệu chứng khối u Wilms

Những dấu hiệu và triệu chứng khối u Wilms là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của khối u Wilms rất khác nhau. Thậm chí, một số trẻ không có bất kỳ dấu hiệu rõ ràng nào. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em bị khối u Wilms đều trải qua một hoặc nhiều dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Một khối u ở bụng bạn có thể cảm thấy;
  • Sưng bụng;
  • Đau bụng.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Sốt;
  • Máu trong nước tiểu;
  • Buồn nôn hoặc nôn;
  • Táo bón;
  • Ăn mất ngon;
  • Khó thở;
  • Huyết áp cao.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào làm bạn lo lắng. Khối u Wilms là bệnh rất hiếm, vì vậy có khả năng các triệu chứng của con bạn là do nguyên nhân khác gây ra. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

3. Nguyên nhân gây khối u Wilms

Nguyên nhân nào gây khối u Wilms?

Các chuyên gia không rõ nguyên nhân gây ra khối u Wilms. Trong những trường hợp hiếm, yếu tố di truyền có thể gây ra bệnh này.

Ung thư bắt đầu khi các tế bào phát triển lỗi trong ADN. Các lỗi cho phép các tế bào phát triển, phân chia không kiểm soát và tiếp tục sống khi các tế bào khác sẽ chết. Các tế bào tích lũy tạo thành một khối u. Đối với tình trạng u Wilms, quá trình này xảy ra trong các tế bào thận.

Trong một số ít trường hợp, các lỗi trong ADN dẫn đến khối u Wilms được truyền từ cha mẹ sang con.

Các giai đoạn của khối u Wilms

Khối u Wilms có 5 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Ung thư nằm trong thận và có thể phẫu thuật cắt bỏ.
  • Giai đoạn 2: Ung thư đã đến các mô và cấu trúc gần thận, chẳng hạn như mạch máu và chất béo. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn có thể loại bỏ hoàn toàn khối u ở giai đoạn này.
  • Giai đoạn 3: Ung thư đã lan rộng hơn và đến các hạch bạch huyết gần đó hoặc các bộ phận khác của bụng. Không thể loại bỏ khối u hoàn toàn bằng phẫu thuật
  • Giai đoạn 4: Ung thư đã lan đến các bộ phận xa của cơ thể, chẳng hạn như não, gan hoặc phổi.
  • Giai đoạn 5: Cả hai quả thận đều có tế bào ung thư.

4. Nguy cơ mắc khối u Wilms

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc khối u Wilms?

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc khối u Wilms bao gồm:

Chủng tộc người Mỹ gốc Phi. Tại Hoa Kỳ, trẻ em người Mỹ gốc Phi có nguy cơ phát triển khối u Wilms cao hơn một chút so với trẻ em thuộc các chủng tộc khác. Trẻ em người Mỹ gốc Á có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn trẻ em thuộc các chủng tộc khác. Bệnh sử gia đình mắc khối u Wilms. Nếu ai đó trong gia đình mắc khối u Wilms, thì con bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Khối u của Wilms xảy ra thường xuyên hơn ở trẻ có một số bất thường hoặc hội chứng nhất định khi sinh, bao gồm:

  • Dị tật mống mắt. Đây là tình trạng mống mắt bị khiếm khuyết hoặc không có.
  • Tăng sản một bên. Đây là tình trạng một bên của cơ thể hoặc một phần của cơ thể lớn hơn đáng kể so với bên còn lại.

Khối u Wilms có thể xảy ra như một phần của hội chứng hiếm gặp, bao gồm:

  • Hội chứng WAGR. Hội chứng này bao gồm khối u Wilms, dị tật mống mắt, hệ thống sinh dục và hệ tiết niệu bất thường, khuyết tật trí tuệ.
  • Hội chứng Denys-Drash. Hội chứng này bao gồm khối u Wilms, bệnh thận và chứng nam lưỡng tính giả (trong đó bé được sinh ra với tinh hoàn nhưng có thể biểu hiện các đặc điểm của nữ).
  • Hội chứng Beckwith-Wiedemann. Trẻ em mắc hội chứng này có xu hướng phát triển quá mức so với trẻ bình thường. Các dấu hiệu khác có thể bao gồm các thoát vị rốn, tật lưỡi to, các cơ quan nội tạng phì đại và tai bất thường.

5. Chẩn đoán và điều trị khối u Wilms

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán khối u Wilms?

Để chẩn đoán khối u Wilms, bác sĩ có thể đề nghị:

Một bài kiểm tra thể chất. Bác sĩ sẽ tìm kiếm các dấu hiệu của khối u Wilms. Xét nghiệm máu và nước tiểu. Các xét nghiệm này không thể phát hiện khối u Wilms, nhưng chúng có thể cho thấy thận hoạt động tốt như thế nào và phát hiện ra một số vấn đề về thận hoặc lượng máu thấp. Xét nghiệm hình ảnh. Các xét nghiệm hình ảnh giúp bác sĩ nhìn rõ thận đểĩ xác định liệu con bạn có bị u thận hay không. Các xét nghiệm hình ảnh có thể bao gồm siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).

Những phương pháp nào giúp điều trị khối u Wilms?

Điều trị khối u Wilms phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:

  • Tuổi tác;
  • Sức khỏe tổng quát ;
  • Bệnh sử;
  • Mức độ của tình trạng bệnh ;
  • Dung nạp với một số loại thuốc hoặc thủ thuật;
  • Mong muốn của bố mẹ.

Điều trị khối u Wilms thường bao gồm phẫu thuật, hóa trị và đôi khi là xạ trị. Phương pháp điều trị có thể thay đổi theo giai đoạn của ung thư. Vì loại ung thư này rất hiếm, bác sĩ có thể khuyên con bạn nên điều trị tại bệnh viện chuyên điều trị ung thư.

Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần của thận

Điều trị khối u Wilms có thể bắt đầu bằng phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần của thận. Phẫu thuật cũng được sử dụng để xác nhận chẩn đoán – môloại bỏ trong quá trình phẫu thuật được gửi đến phòng thí nghiệm để xác định xem nó có phải là ung thư hay không và loại ung thư nào trong khối u.

Phẫu thuật cho khối u của Wilms có thể bao gồm:

Cắt bỏ một phần thận bị ảnh hưởng. Phẫu thuật này liên quan đến việc loại bỏ khối u và một phần nhỏ của mô thận bao quanh nó. Bác sĩ có thể yêu cầu thủ thuật này nếu ung thư rất nhỏ hoặc nếu con bạn chỉ có một quả thận hoạt động. Loại bỏ thận bị ảnh hưởng và các mô xung quanh. Trong phẫu thuật này, các bác sĩ sẽ loại bỏ thận và các mô xung quanh, bao gồm một phần niệu quản và tuyến thượng thận. Bác sĩ cũng có thể loại bỏ các hạch bạch huyết gần đó. Phần thận còn lại vẫn có thể làm việc và lọc máu. Loại bỏ tất cả hoặc một phần của cả hai quả thận. Nếu ung thư ảnh hưởng đến cả hai quả thận, bác sĩ sẽ loại bỏ càng nhiều tế bào ung thư càng tốt từ cả hai quả thận. Trong một số ít trường hợp, trẻ có thể thể cắt bỏ hoàn toàn hai quả thận và phải chạy thận nhân tạo. Nếu trẻ phải ghép thận, con bạn sẽ không cần lọc máy nữa.

Hóa trị

Hóa trị sử dụng các loại thuốc mạnh để tiêu diệt các tế bào ung thư. Điều trị khối u Wilms thường bao gồm các loại thuốc tiêm tĩnh mạch để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Những tác dụng phụ mà con bạn có thể gặp sẽ phụ thuộc vào loại thuốc được sử dụng. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm buồn nôn, nôn, chán ăn, rụng tóc và nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Bạn hãy hỏi bác sĩ những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình điều trị và bất kì biến chứng tiềm ẩn lâu dài nào.

Hóa trị có thể được sử dụng trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u và giúp bác sĩ dễ dàng loại bỏ nó hơn. Liệu pháp này cũng có thể được sử dụng sau khi phẫu thuật để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn tồn tại trong cơ thể.

Đối với trẻ em bị ung thư ở cả hai thận, bác sĩ sẽ yêu cầu làm hóa trị trước khi phẫu thuật để có thể cứu được một trong hai quả thận.

Xạ trị

Tùy thuộc vào giai đoạn của khối u, bác sĩ có thể đề nghị bạn làm xạ trị. Xạ trị sử dụng chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra của liệu pháp này bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi và kích ứng da giống như bị cháy nắng.

Liệu pháp xạ trị có thể được sử dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào không được loại bỏ trong quá trình phẫu thuật. Nó cũng có thể là một lựa chọn để kiểm soát ung thư đã lan sang các khu vực khác của cơ thể, tùy thuộc vào nơi ung thư đã lan rộng.

6. Kiểm soát khối u Wilms

Những biện pháp nào giúp bạn kiểm soát khối u Wilms?

Dưới đây là một số gợi ý giúp bố mẹ cùng con kiểm soát khối u Wilms hiệu quả.

Tại bệnh viện

Khi con bạn tái khám hoặc ở lại bệnh viện:

Bạn hãy mang theo một món đồ chơi yêu thích hoặc sách đến văn phòng hoặc phòng khám, để giữ cho con bạn vui chơi  trong khi chờ đợi để tránh trẻ quấy khóc đòi về. Ở lại với con trong quá trình làm xét nghiệm hoặc điều trị, nếu bác sĩ cho phép. Sử dụng những từ dễ hiểu để giúp trẻ nhận biết chuyện gì đang xảy ra. Yêu cầu hỗ trợ từ phòng khám hoặc nhân viên bệnh viện. Tìm kiếm các tổ chức cho cha mẹ của trẻ em bị ung thư. Những bậc phụ huynh đã trải qua chuyện này sẽ có thể cung cấp thông tin hữu ích cho bạn, cũng như lời khuyên thiết thực.

Ở nhà

Sau khi rời bệnh viện:

Kiểm soát mức năng lượng của trẻ sau khi xuất viện. Nếu trẻ cảm thấy khỏe, bạn hãy nhẹ nhàng khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động hàng ngày. Đôi khi, con bạn sẽ có vẻ mệt mỏi hoặc bơ phờ, đặc biệt là sau khi hóa trị hoặc xạ trị, vì vậy hãy để trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ. Giữ một bản ghi chú hàng ngày về tình trạng của con ở nhà, bao gồm nhiệt độ cơ thể, mức năng lượng, thói quen ngủ, thuốc và bất kỳ tác dụng phụ nào. Bạn nên chia sẻ thông tin này với bác sĩ khi đưa trẻ đến tái khám. Lên kế hoạch cho một chế độ ăn uống bình thường trừ khi bác sĩ đề nghị khác. Bạn hãy chuẩn bị những món ăn mà trẻ yêu thích, nhưng vẫn đảm bảo đủ chất Nếu con đang trải qua hóa trị, trẻ có thể giảm cảm giác thèm ăn. Nếu trẻ ăn không đủ, bạn nên đảm bảo cho trẻ uống đủ nước. Khuyến khích trẻ vệ sinh răng miệng sạch. Nước súc miệng có thể giúp ích cho vết loét hoặc khu vực bị chảy máu. Son dưỡng cũng giúp làm dịu đôi môi nứt nẻ. Tốt nhất, bạn nên cho trẻ đi kiểm tra răng miệng trước khi bắt đầu điều trị. Kiểm tra với bác sĩ trước khi kho trẻ tiêm chủng, bởi vì điều trị ung thư ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Hãy chuẩn bị để nói chuyện với những đứa trẻ khác về căn bệnh này. Bạn có thể giải thích cho những đứa trẻ khác (anh em ruột hoặc anh chị em họ…) để chúng có thể hiểu về tình trạng của con bạn, chẳng hạn như rụng tóc và không có năng lượng.

Phòng ngừa khối u Wilms

Không có bất cứ biện pháp nào giúp bạn điều trị khối u Wilms.

Nếu con bạn có các yếu tố nguy cơ đối mắc khối u Wilms (như các hội chứng liên quan), bác sĩ có thể đề nghị siêu âm thận định kỳ để tìm kiếm các bất thường về thận. Mặc dù sàng lọc này không thể ngăn ngừa khối u Wilms, nhưng nó có thể giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, từ đó giúp kết quả điều trị khả quan hơn.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến khối u Wilms, nếu có bất kì dấu hiệu và triệu chứng nào như trên, các bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:08/10/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM