Bệnh sỏi ống mật chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Sỏi ống mật chủ, sỏi ống mật hoặc sỏi mật trong ống mật là tình trạng có ít nhất một viên sỏi mật trong ống mật chủ. Viên sỏi có thể được hình thành từ các sắc tố mật hoặc canxi và muối cholesterol. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Bệnh sỏi ống mật chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Sỏi ống mật chủ, sỏi ống mật hoặc sỏi mật trong ống mật, là tình trạng có ít nhất một viên sỏi mật trong ống mật chủ. Viên sỏi có thể được hình thành từ các sắc tố mật hoặc canxi và muối cholesterol.

2. Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng phổ biến của sỏi ống mật chủ bao gồm:

Đau ở vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn); Sốt; Vàng da và mắt (bệnh vàng da); Ăn không ngon miệng; Buồn nôn và ói mửa.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Các biến chứng sỏi ống mật chủ

Sỏi mật có thể làm nghẽn đường mật, dẫn đến nhiễm trùng và các biến chứng nghiêm trọng như:

Viêm đường mật Viêm túi mật Rối loạn đông máu và chảy máu đường mật Viêm mủ đường mật Áp xe gan, áp xe đường mật Viêm phúc mạc mật Sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết Viêm tụy cấp Hội chứng gan thận

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Sỏi mật có hai loại: sỏi cholesterol và sỏi sắc tố.

Các nhà khoa học tin rằng sỏi cholesterol được hình thành do sự tích tụ quá nhiều cholesterol hoặc chất bilirubin mật hay số lượng muối mật không đủ.

4. Nguy cơ mắc phải

Sỏi ống mật chủ là bệnh rất phổ biến. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi ống mật chủ?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải sỏi ống mật chủ, chẳng hạn như:

Tiền sử từng bị sỏi mật, bệnh túi mật; Tình trạng sức khỏe: bệnh béo phì, mang thai, ăn chay kéo dài; Các vấn đề di truyền: tuổi tác (trên 40 tuổi), nữ giới, chủng tộc (người Mỹ da đỏ và người Mỹ gốc Mexico), gen.

5. Điều trị hiệu quả

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh sỏi ống mật chủ?

Bác sĩ sẽ kiểm tra xem trong ống mật chủ có sỏi hay không nếu bạn có các triệu chứng. Bác sĩ có thể dùng một trong các kỹ thuật xét nghiệm hình ảnh sau đây:

Siêu âm bụng (TUS); Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) phần bụng; Siêu âm qua ngã nội soi (EUS); Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): chụp cộng hưởng từ mật tụy (MRCP); Chụp đường mật xuyên gan qua da (PTCA).

Bác sĩ cũng sẽ dùng một hoặc nhiều các xét nghiệm máu sau đây để tìm bệnh nhiễm trùng và kiểm tra chức năng gan và tuyến tụy, chẳng hạn như tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm bilirubin, kiểm tra men tụy, xét nghiệm chức năng gan.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh sỏi ống mật chủ?

Mục đích của việc điều trị là làm giảm sự tắc nghẽn.

Một số phương pháp điều trị bao gồm:

Phẫu thuật cắt bỏ túi mật và loại bỏ sỏi; ERCP và thủ thuật mở cơ thắt – một phương pháp phẫu thuật cắt các cơ trong ống mật chủ để sỏi thoát ra ngoài hoặc loại bỏ sỏi.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn sẽ có thể kiểm soát sỏi ống mật chủ nếu áp dụng các biện pháp sau:

Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh; Ăn thực phẩm giàu chất xơ; Tránh các thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa (axit béo chuyển hóa).

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh sỏi ống mật chủ, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:05/09/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM