Cây vị thuốc chữa bệnh lỵ

Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Để cải thiện căn bệnh này, mọi người có thể chữa kiết lỵ bằng thuốc Đông Y hiệu quả tại nhà hoặc sử dụng thuốc Tây y để làm giảm các triệu chứng do bệnh gây ra. Cùng eLib.VN tìm hiểu những cây và vị thuốc Đông y được sử dụng để điều trị bệnh này nhé.

1. Tổng quan về bệnh lỵ

Y học hiện đại cho rằng, bệnh kiết lỵ do Amip, hoặc các trực khuẩn Shigella gây ra. Bệnh lây truyền qua thức ăn, nước uống, nước rửa rau quả; ruồi, thú vật nuôi có mang mầm bệnh; do tay bẩn, các bào nang dính dưới móng tay cầm thức ăn.

Theo Đông y, những nguyên nhân có thể gây bệnh kiết lỵ:

  • Do ăn uống thất thường, khi no quá khi đói quá, ăn uống các thức ăn, thức uống có chứa nhiều nhiệt khí và thấp khí (Đông y gọi là thấp nhiệt), dễ bị nhiễm khuẩn, làm tích độc ở đường ruột, làm thương tổn hệ tiêu hóa mà sinh ra.
  • Do thời tiết nhiều khí thử nhiệt (khí nắng nóng gắt), kết hợp với khí ẩm thấp, làm cho tạng phủ bất hòa, tỳ vị thương tổn cũng phát bệnh.
  • Do ưa thích ăn uống đồ mát lạnh (nước giải khát ướp lạnh, hoa quả ướp lạnh, bia lạnh, kem lạnh, nước đá…), sau khi vào đến dạ dày và đường ruột, các loại này sẽ gây kích thích, khiến cho mạnh máu của dạ dày và đường ruột bị co thắt, dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ.

2. Phòng ngừa bệnh lỵ

Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chín, uống sôi.

Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.

Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.

Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

Ðiều trị người lành mang bào nang.

3. Ưu, nhược điểm khi sử dụng thuốc Đông y

3.1 Ưu điểm

An toàn và lành tính: Thuốc Đông y là loại thuốc sử dụng nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên vì vậy các bài thuốc dân gian này cực kỳ lành tính, không mang lại bất cứ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng đối với người bệnh.

Hiệu quả chữa bệnh triệt để: Điều trị tận gốc căn nguyên hình thành chính là mấu chốt để ngăn chặn cũng như triệt để dập tắt dịch bệnh và đây cũng là điều mà các bài thuốc Đông Y điều trị kiết lỵ hướng đến. Theo các chuyên gia Y học cổ truyền, các bài thuốc nam được kết hợp từ nhiều nguồn thảo dược quý tạo nên phác đồ điều trị kiềng 3 chân bao gồm: Trị bệnh tận gốc, cải thiện triệu chứng và ngăn bệnh tái phát.

Chi phí rẻ: Một trong những ưu điểm của phương pháp này được nhiều người sử dụng đó chính là chi phí cho các loại nguyên liệu vô cùng rẻ và hợp lý. Thậm chí, có nhiều loại thảo dược có sẵn ngay trong chính khu vườn của mọi nhà.

3.2 Nhược điểm

Các bài thuốc nam chữa kiết lỵ tuy mang lại nhiều ưu điểm trong công tác trị bệnh nhưng chỉ phù hợp với những triệu chứng bệnh mới bắt đầu.

Bên cạnh đó, thời gian điều trị cũng như công tác chuẩn bị lâu cũng là vấn đề mà mọi người cần cân nhắc khi sử dụng.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Đông y chữa bệnh lỵ

Để sử dụng các bài thuốc Đông y giúp điều trị tình trạng căn bệnh đi ngoài này hiệu quả, mọi người cần quan tâm đặc biệt đến một số lưu ý sau:

  • Thuốc nam có công dụng rất tốt trong trường hợp người bệnh mới khởi phát bệnh. Khi đó, các triệu chứng bệnh vẫn còn tương đối nhẹ nhàng.
  • Thời gian điều trị lâu và mất nhiều thời gian vì vậy mọi người cần kiên trì thực hiện. Tránh bỏ thuốc giữa chừng sẽ không đạt kết quả.
  • Trong quá trình sử dụng nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng không may xảy ra cần đi khám ngay lập tức để sớm phát hiện nguyên nhân và khắc phục.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ khoáng chất và vitamin. Không sử dụng thực phẩm tươi sống, không đạt vệ sinh thực phẩm, đồ uống có gas, có cồn, đồ ăn nhiều dầu mỡ…
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày, không tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bẩn dễ nhiễm vi khuẩn.

5. Một số cây thuốc thường dùng

Seo gà có vị đắng ngọt nhạt, tính lạnh có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm lợi tiểu, mát máu, cầm lỵ. Rễ có vị ngọt, đắng, hơi tê, mùi thơm hắc. Được dùng để chữa viêm ruột, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến nước bọt, lỵ amíp, lỵ trực khuẩn, viêm gan, trĩ chảy máu. 

Cây đơn đỏ: người ta dùng rễ chữa cảm sốt, đau nhức và chữa lỵ dưới dạng thuốc sắc.

Cây rau sam: có vị chua, tính hàn (lạnh), không có độc, được dùng làm làm thuốc chữa lỵ trực trùng, giã nát đắp mụn nhọt, làm thuốc lợi tiểu tiện, tẩy giun kim.

Cây tỏi: có vị cay, tính ôn, hơi có độc, vào 2 kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, chữa lỵ, chữa các vết thương có mủ, viêm phế quản mãn tính.

Cây hoàng liên ô rô: chữa lỵ, ăn uống không tiêu, vàng da, đau mắt.

Cây vọng cách: dùng làm thuốc, lá vọng cách dùng chữa lỵ, thông tiểu tiện, giúp sự tiêu hóa. Rễ vọng cách chữa đau bụng, ăn uống không tiêu, chữa sốt.

....

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh lỵ và những cây thuốc Đông y dùng để chữa bệnh lỵ. Để biết thêm chi tiết về đặc điểm, tác dụng, cách dùng của cây và vị thuốc, mời bạn đọc tham khảo các bài viết trong chuyên mục Cây vị thuốc chữa bệnh lỵ nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM